Một bệnh nhân ở Sóc Trăng bị bệnh sốt xuất huyết diễn tiến nặng đã được điều trị thành công sau 9 ngày.
Theo BS. CKI Nguyễn Văn Bình - Phó Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện quốc tế Phương Châu (Sóc Trăng) thông tin, vừa qua Bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân tên L.M.S (nam, 33 tuổi) bị bệnh 3 ngày với các biểu hiện sốt cao liên tục kèm theo đau đầu nhiều, đau rát họng có mua thuốc điều trị tại nhà nhưng tình trạng không giảm nên đã đến bệnh viện thăm khám.
Sau khi xác định bệnh nhân là trường hợp sốt xuất huyết có nguy cơ diễn tiến nặng, các bác sĩ đã cho chỉ định nhập viện điều trị và theo dõi sát sao.
Đến ngày thứ 5 tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, giảm tiểu cầu, sốt cao, đau đầu nhiều, kèm theo tình trạng chảy máu răng, xuất hiện các chấm xuất huyết dưới da rải rác toàn thân và cần được truyền tiểu cầu gấp.
Trong điều kiện tiểu cầu khan hiếm, Bệnh viện Phương Châu Sóc Trăng đã phối hợp với Bệnh viện Huyết Học - Truyền máu Thành phố Cần Thơ để tìm nguồn tiểu cầu thích hợp. Sau gần 1 ngày liên hệ và có tiểu cầu để truyền cho bệnh nhân thì lúc này các nguy cơ về xuất huyết ở bệnh nhân cũng đã thuyên giảm.
Đến ngày thứ 6, bệnh nhân rơi vào tình trạng nôn ói, ăn uống không được kèm theo huyết áp kẹp nhẹ. Bác sĩ xác định đây là trường hợp sốt xuất huyết nặng và có thể diễn biến nặng hơn nên đã xử trí truyền dịch theo phác đồ sốt xuất huyết của Bộ Y tế.
Những ngày tiếp theo, tình trạng bệnh nhân đã cải thiện, hết nôn ói, ăn uống được, huyết áp về lại bình thường.
Đến ngày thứ 9 của bệnh thì tình trạng bệnh nhân ổn định, hồi phục, tiểu cầu tăng trở lại. Bác sĩ cho xuất viện về điều trị ngoại trú, theo dõi tiếp và hẹn tái khám.
Theo BS. CKI Nguyễn Văn Bình - Phó Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện quốc tế Phương Châu (Sóc Trăng), sốt xuất huyết có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào, nhưng tăng cao nhất vào các thời điểm dịch. Một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần trong đời, các lần bị bệnh sau có thể nguy cơ diễn tiến nặng hơn các lần trước và hiện tại vẫn chưa có vaccine phòng bệnh.
Khi có các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ, ăn uống kém, mệt mỏi, có thể có dấu hiệu chảy máu bất thường thì người bệnh nên đi khám ngay để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị, BS. CKI Nguyễn Văn Bình khuyến cáo.
Bé Linh, 4 tuổi, khó chịu ở cổ, được người nhà sơ cứu nôn ra một đồng xu nhưng vẫn đau họng, khó thở, đến viện bác sĩ gắp ra đồng xu khác.
Sáng nay, 25 đoàn đua thuyền thuộc nhiều tỉnh thành đã sôi nổi tranh tài tại Lễ hội Sông nước TP.HCM.
Một sản phụ ở Kon Tum trong lần thứ 9 sinh nở đã mang tam thai, đây là tỉ lệ cực kỳ hiếm có khi cứ 8.000 trường hợp mới có một trường hợp như trên.
Rải khắp các kênh rạch lớn nhỏ ở miền Tây, con hến sinh sôi nảy nở quanh năm cho người dân cào hến (đãi hến) có nguồn thu nhập ổn định. Đặc biệt mùa nắng hè oi bức, hến hút hàng hơn do có tính hàn, ăn 'giải nóng' càng là sự lựa chọn ưu tiên.
Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động trên toàn quốc, phụ nữ Tỉnh Đoàn Đắk Nông, Đắk Lắk khoe nét duyên dáng thướt tha trong tà áo dài truyền thống nhân dịp 8/3.
TP - Sau 5 phút, Phương Trinh (23 tuổi, quê ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã nhớ 618 hình ngẫu nhiên để phá được kỷ lục thế giới trong cuộc thi Siêu trí nhớ thế giới 2023. “Có nhiều chuyện em có thể sẽ quên, nhưng khi hai tiếng Việt Nam hô vang trong hội trường chung kết hôm đó sẽ chẳng bao giờ em quên”, Phương Trinh nói.
Liên tiếp nhiều giải chạy bộ được tổ chức thu hút đông người tham gia. Ngoài những lợi ích ai cũng thấy được, đã có những sự cố ngoài ý muốn như có những trường hợp bị kiệt sức...
Đến với các Đồn Biên phòng trên tuyến biên giới tỉnh Đắk Lắk, Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực. Qua đó góp phần chia sẻ những khó khăn, vất vả của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng.
Tùy vào đời sống kinh tế, 10-20 năm, người Pa Kô ở miền tây Quảng Trị tổ chức lễ Ariêu Piing một lần. Lễ hội truyền thống này vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.