Tùy vào đời sống kinh tế, 10-20 năm, người Pa Kô ở miền tây Quảng Trị tổ chức lễ Ariêu Piing một lần. Lễ hội truyền thống này vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chiều 13-11, ông Nguyễn Huy Hùng, phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Trị, cho hay Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận lễ hội truyền thống Ariêu Piing của người Tà Ôi (Pa Kô) ở huyện Đakrông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 2 của Quảng Trị, sau hò giã gạo được công nhận tháng 2-2023.
Ariêu Piing còn gọi lễ nhà mồ, lễ cải táng, lễ bốc mả, là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh với người Pa Kô. Đây là lễ hội tín ngưỡng độc đáo, tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ đến những người đã khuất.
Người Pa Kô không nhớ lễ hội có từ khi nào, nhưng khi lễ Ariêu Piing tổ chức, dù xa xôi cách trở, họ vẫn luôn thu xếp để trở về tham dự lễ.
Nội dung chính của lễ hội là cất bốc hài cốt của người thân trong dòng họ được an táng rải rác trong rừng quy tập về một khu vực gần nhà để tiện chăm sóc, thăm viếng. Người đã khuất sẽ được xây dựng lăng mộ, trang trí mồ mả.
Nghi lễ còn có ý nghĩa mang lại bình yên, siêu thoát cho người đã khuất, mang lại cuộc sống tốt lành cho người dân. Trong nghi lễ, người dân mặc trang phục truyền thống, biểu diễn các điệu nhạc như cồng chiêng, trống…
Lễ hội còn thể hiện sự đoàn kết gắn bó huyết thống trong cộng đồng dân cư, cùng chung tay xây dựng bản làng no ấm, phồn vinh và hạnh phúc. Tùy theo đời sống kinh tế của làng bản, dòng họ mà lễ hội Ariêu Piing được tổ chức 10-20 năm một lần, kéo dài 2-3 ngày.
Ngày nay, một số nghi lễ không còn phù hợp như đâm trâu được bãi bỏ. Cạnh đó, lễ hội Ariêu Piing tổ chức kèm với thi đấu thể thao như bắn nỏ, đi cà kheo, hát dân ca, đánh cồng chiêng… Trong sự phát triển kinh tế - xã hội, Ariêu Piing không chỉ là lễ hội của người Pa Kô, mà còn trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch mỗi khi bản làng vào hội.
‘Thánh Gióng’, bức tranh quý của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm về chủ đề lòng yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đang được trưng bày cùng 69 tác phẩm mỹ thuật chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ”. Kiến ThứcSau 55 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến quyết...
Lễ hội Gióng hàng năm để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người Anh hùng Thánh Gióng (một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam).
Công chúa Anne có những chia sẻ đầu tiên kể từ khi bị chấn thương đầu do tai nạn liên quan đến ngựa tại nhà riêng cuối tuần trước.
Bệnh nhân khoa Chấn thương Chỉnh hình 1, Bệnh viện Việt Đức, những ngày qua tăng 150% so với số giường, phải nằm trên cáng kín lối hành lang.
Hà Hồ rủ ông xã Kim Lý tới quán quen trên đường Lý Tự Trọng, gọi tô mì trộn xá xíu và uống trà đá vỉa hè.
Người phụ nữ 50 tuổi bị co giật nửa mặt bên phải hơn 20 năm, khám nhiều nơi, tiêm botox, châm cứu không bớt, gần đây tình trạng nặng hơn.
Lễ hội hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh lần thứ VII là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc, mang tính nhận diện đặc trưng riêng của tỉnh Điện Biên.
Kiến trúc sư Nguyễn Hà đã trở thành người Việt Nam đầu tiên lọt vào top 4 Giải thưởng kiến trúc sư trẻ tuổi nhất thế giới.