Mục tiêu tổng quát, đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc; là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng.
Năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc |
Tỉnh Điện Biên sẽ phát triển theo mô hình cấu trúc không gian 4 trục động lực - 3 vùng kinh tế - 4 cực tăng trưởng. (Nguồn: VGP) |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 109/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh Điện Biên với quy mô 9.539,92 km2, gồm 10 đơn vị hành chính: TP. Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, huyện Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên, Điện Biên Đông và Nậm Pồ.
Mục tiêu tổng quát, đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc; là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, có năng suất và chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, du lịch; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại…
Tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng tỉnh Điện Biên là tỉnh phát triển khá của cả nước, là trọng điểm du lịch lịch sử - văn hóa, sinh thái quốc gia, có đẳng cấp quốc tế; người dân có thu nhập cao, chất lượng cuộc sống tốt, hạnh phúc. Các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là văn hóa dân tộc H'Mông, dân tộc Thái được giữ gìn, bảo tồn và phát triển; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền.
Tin liên quan |
Huyền tích UVA - lời mời gọi Huyền tích UVA - lời mời gọi 'về miền Hoa Ban' tới du khách trong nước và quốc tế |
Để thực hiện các mục tiêu nói trên, tỉnh Điện Biên sẽ phát triển theo mô hình cấu trúc không gian 4 trục động lực-3 vùng kinh tế-4 cực tăng trưởng.
Trục kinh tế động lực theo quốc lộ 279, tuyến cao tốc Điện Biên-Sơn La-Hà Nội, gắn với cảng hàng không Điện Biên: Là trục động lực chính của toàn vùng; là tuyến giao thông tạo sự kết nối mạnh mẽ, thông suốt giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc cũng như sang nước bạn Lào thông qua cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc.
Trục phát triển kinh tế dọc theo quốc lộ 12: Là trục kết nối giữa khu vực phía Bắc với khu vực phía Nam tỉnh, và kết nối sang Lào thông qua cửa khẩu Huổi Puốc, cửa khẩu Tây Trang; tác động trực tiếp đến không gian phát triển của huyện Mường Chà, thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ.
Trục phát triển kinh tế dọc theo quốc lộ 6: Là trục kết nối thị xã Mường Lay với khu vực huyện Tuần Giáo cùng các tỉnh, thành phố phía Đông Nam (Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội); kết hợp với tuyến đường tỉnh 139, đường tỉnh 146, đường tỉnh 149B tạo thành trục vành đai phía Đông của tỉnh liên kết các huyện, tăng cường giao lưu giữa khu vực phía Bắc và phía Nam của tỉnh.
Trục phát triển kinh tế dọc theo quốc lộ 4H kết nối với vùng phía Tây của tỉnh: Là trục giao thông quan trọng góp phần phát triển du lịch và thương mại dịch vụ, kết nối với Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé và cửa khẩu A Pa Chải sang Trung Quốc; có tác động trực tiếp đến không gian phát triển của thị trấn huyện Nậm Pồ, thị trấn Mường Nhé và thị trấn Mường Chà.
Vùng kinh tế I (vùng kinh tế động lực): Bao gồm TP. Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông, là vùng động lực phát triển đa dạng các lĩnh vực: nông lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ…
Vùng kinh tế II: Bao gồm huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo và huyện Mường Ảng, là vùng tập trung phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, du lịch.
Vùng kinh tế III: Bao gồm huyện Mường Nhé, huyện Nậm Pồ, huyện Mường Chà và thị xã Mường Lay, là vùng tập trung phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản, du lịch thương mại dịch vụ.
TP. Điện Biên Phủ: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - xã hội, thương mại - dịch vụ, du lịch, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, văn hóa nghệ thuật của tỉnh; là đô thị trung tâm của vùng Tây Bắc. Tập trung xây dựng hình ảnh đô thị lịch sử - văn hóa và du lịch; phát triển mạnh vận tải trung chuyển quốc tế gắn với cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc và trục kinh tế Vientaine-Điện Biên Phủ-Côn Minh.
Thị xã Mường Lay: Phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái của vùng phía Bắc tỉnh; xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch, tạo các sản phẩm du lịch đa dạng gắn với văn hóa bản địa.
Thị trấn Tuần Giáo: Phát triển thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại cửa ngõ phía Đông của tỉnh; thu hút đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp để thúc đẩy kinh tế của thị trấn và vùng huyện Tuần Giáo.
Thị trấn Mường Nhé: Là trung tâm vùng kinh tế III, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, du lịch sinh thái và đặc biệt là thương mại - dịch vụ qua cửa khẩu biên giới.
TP - Nhiều cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn Hà Nội rầm rộ rao bán shophouse, đất ở phân lô, trong khi quy hoạch cụm công nghiệp không có loại hình đất ở.
Ban Quản lý phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ (quận 10) cho biết chợ đang thiếu nhà vệ sinh, bãi giữ xe, thùng rác... để phục vụ nhu cầu vui chơi, ăn uống của người dân, giữ chân du khách.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn Lễ hội trái cây (Festival) Tiền Giang 2024 là cơ hội để phát triển ngành hàng trái cây với những câu chuyện thị trường, xây dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu.
Giá lúa tại ĐBSCL liên tiếp lập đỉnh khiến câu chuyện tranh mua, tranh bán và câu chuyện “bẻ kèo” các hợp đồng bao tiêu tại vựa lúa lớn nhất...
Thứ trưởng Tài chính Nga Ivan Chebeskov cho biết, Moscow đã có các công cụ để đáp trả việc phương Tây sử dụng tài sản thuộc chủ quyền của Nga bị phong tỏa để tài trợ cho Ukraine. Đây là biện pháp 'cực chẳng đã' nhưng vì đó là 'hành vi trộm cắp'.
Giới nghiên cứu chính sách đối ngoại gần đây rất phấn khích khi Malaysia tuyên bố đang tìm kiếm tư cách thành viên của khối kinh tế BRICS.
Bình Định vừa khảo sát thực địa dọc tuyến Quốc lộ 19 để xem xét phát triển các khu, cụm công nghiệp.
Chính phủ Nigeria dự kiến công bố một chiến lược toàn diện vào hôm nay, 18/9 để định vị nước này là một bên dẫn đầu trong nền kinh tế Halal.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, cây càphê xứ lạnh Arabica khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại huyện.