Vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva, khiến ít nhất 137 người thiệt mạng hôm 22/3, là một trong những vụ khủng bố gây thương vong lớn nhất tại Nga trong 25 năm qua.
Vụ tấn công nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva, khiến ít nhất 137 người thiệt mạng hôm 22/3, đã trở thành vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Nga trong hai thập kỷ.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Nga đối mặt với những mất mát, đau thương như vậy.
Như Tổng thống Vladimir Putin khẳng định nước Nga đã hơn một lần trải qua những thử thách khó khăn nhất, đôi khi không thể chịu đựng nổi, nhưng (nước Nga) thậm chí còn trở nên mạnh mẽ hơn.
Trong 25 năm qua, Nga đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công của những kẻ khủng bố, được cho là từ Chechnya và các khu vực khác ở Bắc Caucasus. Một số mang động cơ tôn giáo, một số được thực hiện bởi những kẻ ly khai với những yêu cầu chính trị.
Vào tháng 9/1999, bốn vụ nổ xảy ra tại các khu chung cư ở Moskva, Buynaksk ở Cộng hòa Dagestan và Volgodonsk ở miền Nam nước Nga. Các vụ nổ đã giết chết hơn 300 người, khiến hơn 1.700 người bị thương.
Điện Kremlin cáo buộc lực lượng ly khai Chechnya gây ra vụ tấn công và sau đó điều quân đến Chechnya tham gia cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai.
Phản ứng quyết đoán này đã mang lại sự tín nhiệm ngày càng tăng cho ông Putin, đang giữ vai trò thủ tướng vào thời điểm đó, trước cuộc tranh cử tổng thống đầu tiên của ông.
Vào tháng 10/2002, các tay súng Chechnya có vũ trang đã chiếm giữ Nhà hát Dubrovka ở trung tâm Moskva trong buổi biểu diễn vở nhạc kịch nổi tiếng "Nord-Ost."
Hơn 900 khán giả và nghệ sỹ tham gia buổi biểu diễn đã bị bắt làm con tin. Những kẻ tấn công yêu cầu Nga rút quân khỏi Chechnya.
Sau ba ngày đàm phán, lực lượng đặc biệt của Nga đã xông vào tòa nhà sau khi bơm khí gas gây tê liệt thần kinh vào khán phòng.
Tất cả 40 kẻ bắt cóc con tin đều bị tiêu diệt. Khoảng 130 con tin thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, một phần do ảnh hưởng của khí gas và sự chậm trễ về hỗ trợ y tế.
Sau vụ tấn công này, Tổng thống Putin cam kết đáp trả bằng các biện pháp "tương xứng với mối đe dọa, tấn công tất cả những nơi mà những kẻ khủng bố có thể ẩn náu."
Vào ngày 1/9/2004, ngày đầu tiên của năm học mới ở Nga, những kẻ khủng bố có vũ trang đã chiếm giữ một trường học ở thị trấn Beslan, Bắc Ossetia.
Chúng bắt hơn 1.100 con tin, trong đó có 777 trẻ em. Những kẻ bắt giữ con tin là phiến quân Chechnya dưới sự chỉ huy của Shamil Basayev, kẻ đã yêu cầu Nga rút quân khỏi Chechnya và công nhận nền độc lập của khu vực này.
Lần này, chính quyền Nga không chấp nhận đàm phán. Vào ngày thứ ba của cuộc bao vây, lực lượng đặc biệt đã xông vào tòa nhà của trường học, được cho là sau khi những kẻ khủng bố cho nổ bom bên trong trường học.
Một số nhân chứng và điều tra viên cho biết quả bom đã phát nổ sau khi vụ nổ súng từ bên ngoài trường học bắt đầu. Trong chiến dịch này, 31 kẻ bắt giữ con tin đã bị tiêu diệt và 334 con tin thiệt mạng, trong đó có 183 trẻ em.
Mười ngày sau vụ tấn công, Tổng thống Putin phát biểu trước chính phủ và đề xuất bãi bỏ việc bầu cử trực tiếp các thống đốc khu vực với lý do thống nhất quản lý nhằm chống khủng bố hiệu quả hơn.
Trong những năm 2010, một số vụ đánh bom liều chết đã xảy ra trên khắp nước Nga, hầu hết có liên quan đến lực lượng dân quân thánh chiến từ Bắc Kavkaz.
Vào tháng 3/2010, hai vụ đánh bom tự sát đã được thực hiện ở tàu điện ngầm Moskva, khiến 40 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Năm 2011, một vụ đánh bom liều chết đã xảy ra tại sảnh đến quốc tế của Sân bay Domodedovo ở Moskva, khiến 37 người thiệt mạng và 173 người bị thương.
Vào tháng 10/2013, một quả bom đã phát nổ trên một chiếc xe buýt ở thành phố Volgograd, tiếp theo là hai vụ đánh bom khác vào tháng 12, nhằm vào một ga xe lửa và xe điện. Tổng số nạn nhân lên tới hơn 40 người.
Vào tháng 4/2017, một vụ tấn công khác bằng thiết bị nổ đã diễn ra ở ga tàu điện ngầm St. Petersburg, khiến 15 người thiệt mạng và 45 người bị thương.
Ngược lại với vụ tấn công Beslan và Nhà hát Dubrovka, những kẻ khủng bố không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào sau những cuộc tấn công đó.
Để ngăn chặn những vụ tấn công tương tự, các biện pháp an ninh được thắt chặt trên các phương tiện giao thông công cộng trên khắp nước Nga./.
Tướng Prawit Wongsuwon, Phó Thủ tướng Thái Lan, đã tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng Quyền lực nhà nước nhân dân (PPRP).
Ngày 1/7, quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo về hướng Đông sau khi cảnh báo có các biện pháp đáp trả cuộc tập trận chung của Mỹ-Hàn-Nhật.
Khu vực xung quanh Đại sứ quán Mỹ trong Vùng Xanh, vốn được bảo vệ nghiêm ngặt ở trung tâm Baghdad của Iraq, đã bị tấn công bằng tên lửa.
Anh và Tây Ban Nha nhấn mạnh họ là những nước tham gia công ước cấm sử dụng bom, đạn chùm, sau khi Mỹ thông báo viện trợ vũ khí này cho Ukraine.
Việc một số quốc gia chủ chốt không dự hội nghị hòa bình Ukraine tại Thụy Sĩ được cho là có thể phơi bày những rạn nứt trong nền tảng ủng hộ Kiev.
Tổng thống Zelensky lo ngại Nga sẽ đẩy mạnh tiến công tại khu vực đông bắc Ukraine, tình hình tại Kharkov đã được kiểm soát nhưng không ổn định.
Các nước EU nhất trí áp lệnh trừng phạt mới đối với Belarus, đồng minh của Nga, nhằm hạn chế khả năng Moskva có thể lách lệnh cấm vận.
Israel công bố hình ảnh đơn vị lính dù tinh nhuệ tiến vào miền nam Lebanon, dẫn đầu chiến dịch trên bộ nhằm đối phó Hezbollah.
Tàu ngầm HMS Vanguard của Anh phóng thử tên lửa đạn đạo Trident, nhưng quả đạn 58 tấn gặp sự cố, rơi xuống ngay cạnh chiến hạm vừa khai hỏa.