Các nước EU nhất trí áp lệnh trừng phạt mới đối với Belarus, đồng minh của Nga, nhằm hạn chế khả năng Moskva có thể lách lệnh cấm vận.
"Các đại sứ EU đã nhất trí về gói trừng phạt đối với Belarus. Gói này sẽ tăng cường các biện pháp đối phó với cuộc chiến của Nga ở Ukraine, gồm cả việc ngăn Moskva lách lệnh trừng phạt", Bỉ, quốc gia đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), hôm nay ra tuyên bố cho biết.
Tuyên bố nhấn mạnh với gói biện pháp mới, EU đã "bịt lỗ hổng lớn nhất" trong cơ chế trừng phạt của khối nhắm vào Nga. Tuy nhiên, EU chưa công bố các biện pháp trừng phạt cụ thể với Belarus.
Động thái mới của EU diễn ra sau khi chính phủ của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, đồng minh thân cận của Điện Kremlin, cho phép quân đội Nga sử dụng lãnh thổ làm bàn đạp tấn công Ukraine.
Quan chức EU cho rằng việc áp lệnh trừng phạt đối với Minsk kết hợp với các đòn trừng phạt nhắm vào Moskva rất quan trọng để ngăn dòng chảy hàng hóa vào Nga, trong đó có vi mạch được sử dụng cho khí tài trong cuộc chiến.
EU cáo buộc Belarus đóng vai trò như "cửa sau" để các sản phẩm trong diện trừng phạt được đưa vào Nga, vì chúng có thể được xuất khẩu sang Belarus mà không gặp hạn chế.
"Belarus không còn là con đường để Nga lách lệnh trừng phạt của chúng tôi. Với gói trừng phạt mới, chúng tôi sẽ tăng áp lực với cả hai quốc gia và khiến các biện pháp của chúng tôi với Nga trở nên hiệu quả hơn", Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đăng trên mạng xã hội X.
EU đã áp tổng cộng 14 gói trừng phạt với Nga kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bùng phát cuối tháng 2/2022.
Thanh Tâm (Theo AFP, Reuters)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/9 cho rằng, ưu thế trên không của Nga đang “ngăn chặn” chiến dịch phản công của Kiev, đồng thời phàn nàn về tốc độ chuyển giao vũ khí và biện pháp lệnh trừng phạt chậm chạp của phương Tây đối với Moscow.
Mỹ phản đối khả năng Israel đưa quân vào Lebanon và đang đề xuất những ý tưởng để xoa dịu khủng hoảng, theo quan chức giấu tên.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Belousov nói quân đội Ukraine mất hơn 35.000 binh sĩ và hàng nghìn vũ khí các loại trong tháng 5.
Ngày 3/8, Saudi Arabia và Kuwait tuyên bố, mỏ khí đốt mà Iran vừa tuyên bố chủ quyền chỉ thuộc sở hữu duy nhất của hai quốc gia này.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm lại một số hoạt động đối ngoại nổi bật của Việt Nam trong tuần từ ngày 19-25/6.
Gia đình các nạn nhân trong hai vụ rơi máy bay Boeing 737 MAX 8 ở Ethiopia và Indonesia đề nghị Bộ Tư pháp Mỹ phạt tập đoàn này hơn 24 tỷ USD.
Các nước ASEAN hoan nghênh Hàn Quốc đề xuất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN và đang tích cực phối hợp với Hàn Quốc hướng tới mục tiêu này.
Ngoại trưởng Malaysia Mohamad Hasan thăm chính thức Philippines vào ngày mai, 1/7. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông đến quốc gia này trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao.
Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng “Ngày dọn dẹp quy mô lớn” hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.