TPHCM - Các chuyên gia đề xuất từ nay đến năm 2026 lập thành phố phía Nam lấy 2 địa bàn chính là huyện Nhà Bè và Quận 7 và thành phố phía Tây lấy địa bàn chính là huyện Bình Chánh. Sau năm 2030, tiếp tục chuyển huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ lên thành phố trực thuộc TPHCM.
Đề xuất trên được nêu trong báo cáo tư vấn “TPHCM hướng đến mục tiêu phát triển bền vững” vừa được Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM gửi UBND TPHCM. Báo cáo này được Viện nghiên cứu phát triển TPHCM phối hợp tổ chuyên gia góp ý, xây dựng và hoàn thành, giúp tham mưu cho lãnh đạo TPHCM trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành.
Theo đề xuất, TPHCM cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô của một đô thị trên 10 triệu dân và tổ chức các thành phố trực thuộc TPHCM.
Vấn đề chuyển các huyện thành quận hoặc thành phố trực thuộc TPHCM nên theo hướng là không chuyển huyện thành quận, mà khi đủ điều kiện sẽ tổ chức thành các thành phố trực thuộc TPHCM.
Trước mắt, từ nay đến đầu năm 2026, cần nghiên cứu tổ chức thêm 2 thành phố mới trực thuộc TPHCM.
Cụ thể, thành phố phía Nam lấy 2 địa bàn chính là huyện Nhà Bè và Quận 7 (có điều chỉnh thêm 1 phường của Quận 8 và 1 xã của huyện Bình Chánh dựa theo ranh giới tự nhiên về sông và kênh). Thành phố phía Tây lấy địa bàn chính là huyện Bình Chánh (có thể bao gồm 1 phần của quận Bình Tân).
Song song đó, TPHCM cần đầu tư xây dựng đô thị Tây Bắc (Củ Chi), đường ven sông Sài Gòn; khu đô thị lấn biển Cần Giờ, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội khác.
Việc này để đến sau năm 2030, có thể chuyển huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ thành 2 thành phố trực thuộc TPHCM. Như vậy, sau năm 2030, TPHCM dự kiến sẽ có 5 thành phố trực thuộc (Đông - Tây - Nam - Bắc và đô thị sinh thái biển Cần Giờ).
Trước đó, năm 2021, TPHCM sáp nhập 3 quận phía Đông là Quận 9, 2 và Thủ Đức để thành lập thành phố Thủ Đức - mô hình thành phố trong thành phố đầu tiên cả nước.
Tại hội nghị báo cáo đầu kì về điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, ngày 12.9, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố tiếp tục theo đuổi mô hình đô thị đa trung tâm. Theo đó, TPHCM sẽ hình thành các đô thị vệ tinh để giảm tải cho khu trung tâm hiện hữu.
Mới đây, ngày 22.9, UBND huyện Bình Chánh phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM tổ chức hội thảo Đề án đầu tư xây dựng huyện Bình Chánh thành quận hoặc thành phố thuộc TPHCM giai đoạn 2021-2030.
Tại hội nghị, ông Trần Văn Nam - Bí thư Huyện ủy Bình Chánh - cho hay, huyện Bình Chánh quyết tâm lên thành phố trực thuộc TPHCM vào năm 2025 vì địa phương không đáp ứng các tiêu chí chuyển đổi thành quận.
Theo đó, huyện Bình Chánh định hướng trở thành đô thị phức hợp. Huyện sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ đô thị cấp vùng, khu dịch vụ cao cấp về chăm sóc sức khỏe, trọng tâm phát triển đô thị thông minh, đô thị xanh, đô thị sinh thái. Trong đó, ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch là nền tảng cho sự phát triển.
Đề án chuyển một số huyện thành quận hoặc thành phố trực thuộc TPHCM giai đoạn 2021 - 2030 là nhiệm vụ được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần XI nhiệm kì 2020-2025.
Theo báo cáo kết quả 3 năm thực hiện đề án, UBND TPHCM đánh giá, mô hình chuyển đổi lên đơn vị hành chính quận đối với 5 huyện là rất khó đạt được giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Lý do quy định bắt buộc các huyện phải đạt theo tiêu chí của đô thị loại đặc biệt, đồng thời phải có đủ 100% các xã đủ tiêu chí để chuyển đổi sang phường. Hơn nữa, hầu hết địa phương như huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh đang còn diện tích đất nông nghiệp khá nhiều. Do vậy, mô hình thành phố thuộc TPHCM là phương án được lựa chọn của cả 5 huyện.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cao vai trò của BRICS, cho biết khối đang xúc tiến xây dựng hệ thống thanh toán độc lập, không chịu sức ép chính trị, không bị lợi dụng và bị can thiệp từ bên ngoài.
Ngày 10/4 tại trung tâm hội nghị thành phố Hải phòng, công ty Vedan Việt Nam đã vinh dự đón nhận giải thưởng Rồng Vàng 2024. Đây là lần thứ 3 Vedan được vinh danh trong Top 50 doanh nghiệp FDI có nhiều hoạt động lành mạnh, hiệu quả và những đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc gia.
Chiều 12/8, ông Vương Quốc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh - tiếp và làm việc với Tập đoàn Johnson của Đài Loan - Trung Quốc. Tập đoàn này sẽ thành lập nhà máy sản xuất thiết bị thể dục thể thao lớn nhất thế giới ở Bắc Ninh.
PNJ góp 3 tỉ đồng nhằm chung tay tái xây dựng hậu thiên tai thông qua việc hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập, tu sửa lớp học để nâng bước các em trở lại trường.
Sản phẩm thép xanh của tập đoàn VAS mới đây đã đạt chuẩn EPD - chứng nhận quốc tế về tác động của sản phẩm đến môi trường.
Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa trao giải Jackpot cho chị P.V trị giá hơn 48 tỷ đồng. Khi nhận tin nhắn trúng thưởng, chị P.V đang nấu cơm tối nhưng nghĩ trúng giải nhỏ nên không để ý.
Ngoài đập Tam Hiệp, Tập đoàn Tam Hiệp (CTG) còn đang vận hành những dự án thủy điện khổng lồ khác ở Trung Quốc.
Ông Trần Thanh Mẫn nêu rõ các vụ cháy ở TP.HCM, Hà Nội... những năm qua là bài học đắt giá trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Metro Bến Thành - Suối Tiên đã hoàn thành 98% khối lượng thi công nhưng hạng mục cầu bộ hành đang thi công, công tác nghiệm thu phòng cháy, đào tạo lái tàu… đang triển khai nên TP.HCM phải xin lùi thời gian vận hành thương mại.