Nhiều bạn đọc tranh luận về đề xuất cấm giáo viên nhận tiền người học dưới mọi hình thức.
Bài viết "Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức" được nhiều bạn đọc tham gia góp ý kiến với nhiều góc nhìn về đời sống giáo viên.
Bài viết trích dẫn ý kiến của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường về chỉnh sửa quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền trong dự Luật Nhà giáo thành "đã là thầy thì cấm nhận tiền của người học dưới mọi hình thức".
Nhiều bạn đọc cho rằng đề xuất này khá khắt khe và không sát với thực tế.
Theo bạn đọc HNV: "Đề xuất cấm một bộ phận nhỏ nhà giáo ứng xử không hay nhưng vô tình áp đặt lên đại bộ phận nhà giáo khiến tôi từng là nhà giáo cũng cảm thấy chạnh lòng".
"Tôi đi dạy học từ năm 1976 và nghỉ hưu năm 2016. Trong suốt 40 năm dạy học tôi không nhận tiền của ai cả. Còn ngày 20-11, học trò tặng quà tôi phải nhận vì chẳng lẽ bảo các em mang về. Tôi cũng không muốn nhận quà bao giờ", bạn đọc Thanh Nguyen chia sẻ.
Cho rằng "nói lý thuyết thì dễ, thực tế diễn ra hằng ngày không phải vậy đâu", tài khoản ledu****@gmail.com. nói ngay từ lớp mẫu giáo, phụ huynh còn hùn tiền với nhau, khoảng 5-6 người mỗi nhóm, hằng tháng gửi thêm tiền bồi dưỡng cho giáo viên để chăm sóc con mình kỹ hơn.
"Nghề dạy học vất vả lắm, nhất là giáo viên mẫu giáo. Chăm một đứa trẻ thôi đã khó nói chi chăm tới hơn 20 cháu thì quá cực nhọc", bạn đọc này viết.
"Tôi gửi con đi học, tháng nào cũng gửi cô 200.000 đồng để cô chăm con mình tốt hơn, đó là thực tế", bạn đọc Minh Trần nêu câu chuyện của mình.
Một số ý kiến khác cho rằng thay vì nhấn mạnh vào việc cấm giáo viên không nhận tiền, nên tập trung cải thiện đời sống giáo viên.
Bạn đọc có email lele****@gmail.com cho rằng nhiều giáo viên dạy trên lớp xong còn về nhà chấm bài, soạn giáo án có được tính làm thêm giờ không? Như các ngành khác hết giờ nghỉ nếu có làm thêm được tính làm thêm giờ.
"Cần có chính sách đảm bảo giáo viên "sống khỏe", được tôn trọng thì chắc chắn dẹp được nạn dạy thêm, giáo viên bán hàng online, "cò" đất hay nhận tiền của người học", bạn đọc này nêu ý kiến.
Trong khi đó, một số bạn đọc nhận định đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức là hợp lý.
Bạn đọc A.D bày tỏ: "Không có người nhận thì lấy đâu ra người đưa? Tại sao phụ huynh phải đưa tiền để mua sự an tâm về thầy cô? Nghề nào mà không có cái khó riêng, y bác sĩ vừa cực vừa đầy cám dỗ, không phải chỉ mỗi nghề giáo mà thôi.
Một số điều cấm là để bảo vệ đạo đức mà không ít người theo nghề giáo đang tự đánh mất đi, chứ chưa hẳn gọi là chạnh lòng".
Bạn đọc Sao Băng dẫn chứng: "Có cô giáo chủ nhiệm tại một trường THPT không bao giờ nhận phong bì, chỉ nhận hoa tặng trong các dịp lễ tết, mà nhận ở trường, không tiếp học sinh hay phụ huynh tại nhà riêng.
Dạy giỏi lại đối xử công bằng với tất cả học sinh trong lớp nên cô giáo đó đã được học sinh và các bậc phụ huynh tôn trọng, yêu mến. Rất cần những nhà giáo có trình độ chuyên môn cao và có đạo đức nghề nghiệp như vậy".
Một đề nghị khác của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cũng nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Dự luật quy định nhà giáo có tiêu chuẩn nghỉ hè, ông Cường cho hay cần xác định nghỉ hè không phải "nghỉ đi chơi", mà cần quy định nghỉ hè nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động cộng đồng.
Bạn đọc có tên tài khoản Kyuha tranh luận: "Tôi là giáo viên THPT được 10 năm. Nếu nói nghỉ hè thì thật sự giáo viên chỉ được nghỉ đúng một tháng 7. Học sinh nghỉ hè trọn 3 tháng, nhưng giáo viên tháng 6 thì coi thi, chấm thi, tháng 8 lại lục tục tập huấn, họp cơ quan, học chính trị.
Còn trong suốt 9 tháng học, những lúc học sinh được nghỉ nhưng giáo viên có được nghỉ đâu".
"Mang tiếng nghỉ hè nhưng giáo viên đi xem thi tuyển sinh lớp 10 THPT và tốt nghiệp 12 là hết tháng 6. Giáo viên không đi xem thi thì đi tình nguyện mùa hè xanh làm, xong đợt lại tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ, làm hồ sơ phổ cập..., chứ đâu có nghỉ đi chơi cả ba tháng", bạn đọc Hiệp viết.
Sau gần 3 năm thi công, cầu Vĩnh Tuy 2 sắp được khánh thành trong thời gian tới. Người dân Thủ đô tranh thủ lên cầu vừa tập thể dục vừa ngắm cầu vào buổi sáng sớm.
Trong lúc cùng nhóm bạn ra chơi trên đồi cát đầu thôn, một cháu bé 12 tuổi là học sinh lớp 7 tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế bị đất cát sụt lún vùi lấp gây tử vong.
Tin 20h ngày 28.7 - Tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè: Ra quân xử lý xong 'đâu lại vào đấy”; Tuyên án 54 bị cáo vụ chuyến bay...
Ngày 5/7, Công an tỉnh Sơn La cho biết, sáng cùng ngày, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh phản ánh một nam thanh niên nằm trên yên điều khiển xe máy. Hình ảnh này khiến dư luận bức xúc với hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, coi thường sự an toàn của bản thân và người tham gia giao thông khác. Kiến ThứcHình ảnh vi phạm trật tự an toàn giao thông được Q.V.S đăng tải lên mạng xã hội.1 Ngay sau khi nắm bắt được dư luận và hình ảnh chứng...
Báo Lao Động tiếp tục nhận được phản ánh của người dân về việc dự án Bệnh viện 1.500 giường tại Bình Dương có nguy cơ tiếp tục trễ hẹn. Bên cạnh đó, nhiều hạng mục đã xây dựng nhưng chậm đưa vào sử dụng có nguy cơ xuống cấp. Trong khi đó, một đoạn tường bao bị đổ sập, nghi vấn về chất lượng công trình.
Hồ Gươm, vùng phụ cận và khu phố cổ ở quận Hoàn Kiếm được đề xuất thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm để cải thiện chất lượng không khí.
Theo số liệu của Cục Cảnh sát giao thông, tỉ lệ xử lý vi phạm nồng độ cồn ngày càng cao, đặc biệt vào thời điểm gần Tết Nguyên đán.
TP HCM loay hoay 15-16 năm chưa xong 19,7 km Metro số 1, do đó nếu vẫn theo cách cũ phải mất 100 năm mới hoàn thành 200 km như quy hoạch, theo ông Phan Văn Mãi.
Cục Quản lí chất lượng, Bộ GD&ĐT thông tin cả nước có 9 trường đại học được công nhận đạt chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài, tăng hai so với năm ngoái.