TP.HCM đang xây dựng đề án đưa TP.HCM thành TP điện ảnh đầu tiên của Việt Nam, nằm trong mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO.
Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhà làm phim, nhà phát hành với mong muốn hoàn thiện bản đề án (tiền khả thi) để biến giấc mơ điện ảnh của TP.HCM thành hiện thực.
Đạo diễn Charlie Nguyễn:
Để trở thành một thành phố điện ảnh đầu tiên của cả nước, rõ ràng TP.HCM có tiềm năng nhất.
Đây là mảnh đất có văn hóa đa dạng. Nhân sự, các hãng phim, nhà sản xuất lớn nhỏ đều tụ hết một mối.
TP.HCM đan xen giữa những vỉa tầng của văn hóa truyền thống và hiện đại, cảnh quan đa dạng, từ kiến trúc Pháp, rồi khu người Hoa..., tạo ra những bối cảnh thú vị cho điện ảnh, tạo sự gần gũi và kết nối với điện ảnh thế giới.
So với các nước trong khu vực, chi phí sản xuất ở TP.HCM lại không quá cao, có tính cạnh tranh.
Nhiều tiềm năng là vậy, nhưng nếu muốn xây dựng một TP điện ảnh, tôi nghĩ TP phải xây dựng một hệ sinh thái điện ảnh toàn diện hơn, tạo ra một môi trường sản xuất thuận lợi như cách Busan của Hàn Quốc đã làm được.
Cũng cần đầu tư studio hiện đại, trung tâm hậu kỳ đạt chuẩn quốc tế, tạo ra vị thế trong mắt những nhà sản xuất nước ngoài.
Các nước thường chọn liên hoan phim làm "công cụ" để làm marketing thương hiệu điện ảnh của họ. TP.HCM có Liên hoan phim quốc tế TP.HCM, hy vọng chúng ta duy trì và phát triển.
Về giấy phép, nên cân bằng giữa việc duy trì giá trị văn hóa nhưng cũng nên tạo ra một không gian thoáng hơn cho các nhà làm phim thỏa sức sáng tạo để có những phim thăng hoa.
Luật Điện ảnh đã phân quyền duyệt phim về địa phương, TP.HCM cũng nên chủ động việc này, giúp các nhà làm phim khỏi mất thời gian và công sức mà tập trung hơn vào chất lượng bộ phim.
Đạo diễn Nhất Trung:
TP.HCM hiện là đầu tàu của ngành điện ảnh cả nước. Nơi đây trở thành thị trường phát triển tốt nhất cho điện ảnh Việt nói riêng và các ngành giải trí nói chung.
Tuy nhiên, hiện có ba thách thức lớn nhất cản trở điện ảnh trên đường đi tới của nó.
Thứ nhất, ta vẫn đang thiếu nguồn nhân lực có chất lượng quốc tế.
TP.HCM muốn trở thành một TP điện ảnh, cần có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đó.
Trong mọi câu chuyện phát triển, con người vẫn là vấn đề then chốt nhất. TP.HCM có nhiều tiềm năng nhưng hiện vẫn chưa phải là môi trường lý tưởng.
Thứ hai là tiền. Việt Nam là một thị trường mới nổi trên bản đồ điện ảnh thế giới vài ba năm trở lại đây. Nhưng để làm được tốt hơn như Hàn và Mỹ, TP.HCM cần đầu tư hơn, nói thẳng ra cần rất nhiều tiền cho điện ảnh.
Thứ ba, TP.HCM vẫn cần thêm những hoạt động để điện ảnh TP cọ xát với điện ảnh thế giới. Liên hoan phim quốc tế TP.HCM vừa qua là một nỗ lực của TP nhưng trong tương lai vẫn cần thêm những liên hoan phim khác nữa để "mang" nhiều nhà sản xuất, đạo diễn, những bộ phim hay/lớn... đến đây.
Các nhà làm phim chúng tôi yêu và nhiệt huyết với điện ảnh, ai cũng mong làm tốt hơn. Khi được cọ xát, chúng tôi mới biết được mình có khoảng cách với họ ra sao. Nếu chúng ta cứ ngồi đó và so với nhau sẽ không khác gì một cái ao làng, mãi không thể phát triển được.
Bà Ngô Thị Bích Hạnh (đồng sáng lập, phó chủ tịch Công ty BHD):
Việt Nam mới bắt đầu có thị trường điện ảnh khoảng gần 15 năm gần đây, trong đó chiếm thị phần lớn lại là doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp phải tự phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường chưa có sự điều tiết và hỗ trợ của Nhà nước cho "công nghiệp văn hóa" mà mới chủ yếu dừng ở "quản lý văn hóa".
Việc gấp rút đưa ra các chính sách để điều tiết, hỗ trợ lĩnh vực này là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Từ góc nhìn của một doanh nghiệp làm điện ảnh, chúng tôi mong được hỗ trợ về nguồn vốn, nhân lực và một số chính sách cụ thể khác.
Chẳng hạn, trong phát hành và phổ biến phim/rạp chiếu phim, nếu có những hỗ trợ về nguồn vốn và tiền thuê đất thì khu vực rạp chiếu phim có thể có lãi, các doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh hơn.
Với vốn vay giá cao và tiền thuê như hiện tại, các rạp phim sẽ rất khó hòa vốn và có lãi. Sau một thời gian phát triển giai đoạn đầu mạnh mẽ để cố chiếm thị phần, các rạp đang giậm chân tại chỗ.
Nếu TP.HCM có chính sách hỗ trợ các khoản vay làm văn hóa cho các ngân hàng thương mại giống như khoản vay với lãi suất ưu đãi cho nông nghiệp thì sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài.
TP cũng cần thay đổi cách tiếp cận không chỉ coi điện ảnh/công nghiệp nội dung là một ngành dịch vụ mà trọng tâm phải là công nghiệp sản xuất phim Việt Nam và các chính sách hỗ trợ phim, nội dung Việt.
Thực chất phim là tài sản vô hình có giá trị, nên tạo điều kiện để ngân hàng chấp nhận thẩm định/thế chấp bản quyền phim cho vay và được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.
Ngoài ra nên có chính sách khuyến khích hoạt động sản xuất phim và các nội dung số tại Việt Nam. Giảm tối thiểu thủ tục hành chính cho các đoàn quay phim và khuyến khích các đoàn phim quay nhiều bối cảnh của TP để quảng bá hình ảnh TP.HCM qua phim ảnh.
Phía luật sư đơn vị chủ quản của Lê Hoàng Phương đưa phản hồi sau khi bệnh viện thẩm mỹ đệ đơn kiện tranh chấp hợp đồng quảng bá thương hiệu, đòi bồi thường 10 tỷ đồng.
Diễn viên Trung Quốc Trịnh Sảng không chấp hành án dân sự theo quy định của tòa, đối diện bị phong tỏa tài sản.
'Thám tử Conan', 'Bảy viên ngọc rồng', 'Đảo hải tặc' bán hàng trăm triệu bản, thu hút độc giả sau vài thập niên.
Ngày 26/4, Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan tổ chức lễ trao học hàm GS danh dự cho NSƯT Bùi Công Duy. Chứng kiến sự kiện này có Đại sứ Việt Nam tại Kazakhstan Phạm Thái Như Mai, PGS.TS Lê Anh Tuấn - Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam,... Cũng trong dịp này, Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan trao học vị Tiến sĩ khoa học danh dự cho ông Alexander Sokolov - Giám đốc Nhạc viện Tchaikovksy, nguyên Bộ trưởng Văn hóa...
Thái độ thành khẩn của G-Dragon và việc cảnh sát chưa có bằng chứng thuyết phục khiến dư luận Hàn Quốc bày tỏ sự ủng hộ với nam ca sĩ.
Cảnh sát tuyên bố ngừng tìm phần thi thể của Thái Thiên Phượng tại bãi rác sau nhiều ngày tìm kiếm. Đại diện cơ quan chức năng nói việc này khó như 'mò kim đáy bể', tuyên bố có chứng cứ khác để buộc tội nghi phạm.
Phú Yên mùa nước ngập, ruộng vàng, suối đá được đưa vào 'Ngày xưa có một chuyện tình' - phim chuyển thể truyện Nguyễn Nhật Ánh.
Series 'Ký sinh thú: Vùng xám' có ý tưởng không mới. Song, tác phẩm vẫn gây sốt nhờ nội dung hấp dẫn, kịch bản xây dựng chắc chắn và mảng hành động được chăm chút.
Thư Kỳ, Quách Phú Thành, Liễu Nham và nhiều nghệ sĩ Cbiz khác đang bị nghi ngờ có liên quan đến một đường dây lừa đảo trong lĩnh vực điện...