Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cho biết, nước này và Trung Quốc nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, khai thác mỏ và cơ sở hạ tầng.
Để cách mạng hoá nền kinh tế, Pakistan ‘bắt tay’ với một ‘ông lớn’ ở châu Á. (Nguồn: CNFA) |
Để cách mạng hoá nền kinh tế, Pakistan ‘bắt tay’ với một ‘ông lớn’ ở châu Á. (Nguồn: CNFA) |
Theo tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Pakistan, phát biểu trước đại diện các công ty nước ngoài hoạt động tại Pakistan, Thủ tướng Sharif cho hay quan hệ kinh tế giữa Pakistan và Trung Quốc sẽ mở rộng hơn nữa trong giai đoạn thứ 2 của dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc- Pakistan (CPEC).
Bên cạnh đó, Thủ tướng Sharif còn cho biết, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào tháng Sáu, ông đã tham quan một trường đại học nông nghiệp và một trung tâm nghiên cứu rộng hàng trăm mẫu đất ở tỉnh Thiểm Tây.
Pakistan và Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp theo Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) từ năm 2022. (Nguồn: pakistantoday) |
Pakistan và Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp theo Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) từ năm 2022. (Nguồn: pakistantoday) |
Theo ông, nếu sinh viên tốt nghiệp Pakistan được đào tạo từ những cơ sở này, họ có thể giúp cách mạng hóa ngành nông nghiệp ở Pakistan. Ông cho biết: “Pakistan là một quốc gia nông nghiệp, 60% dân số sống ở nông thôn và chúng tôi cần tăng cường sản xuất nông nghiệp”, đồng thời nhấn mạnh năm ngoái xuất khẩu nông sản của Pakistan đã tăng thêm 3 tỷ USD về giá trị và dự kiến tăng thêm 7 tỷ USD trong năm nay.
Cũng theo Thủ tướng Sharif, Pakistan cần áp dụng công nghệ và phương pháp hiện đại để tăng sản lượng nông nghiệp và Trung Quốc có thể là đối tác quan trọng của Pakistan trong việc đạt được những mục tiêu này. Ngoài ra, ông nói thêm rằng Pakistan và Trung Quốc sẽ bắt đầu liên doanh trong ngành dệt may và sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2 của CPEC và những sản phẩm này sẽ được xuất khẩu sang các nước khác.
Trong đợt này, cả 6 tỉnh Tây Bắc đều được nhận gạo hỗ trợ học sinh học kỳ 2 năm học 2023 - 2024.
Ngày 9/7, phát biểu với báo giới, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, nước này và Ấn Độ đang thảo luận về khả năng ký thỏa thuận dài hạn về cung cấp dầu.
Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao vừa tuyên hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm về thu hồi đất ở Khánh Hòa . Nội dung vụ việc...
Sau khi suy thoái mạnh vì bị cấm vận vào năm 2022, ngành công nghiệp ôtô tại Nga đã phục hồi vào năm 2023.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết 184-NQ/ĐU (gọi tắt là Nghị quyết 184) đã được cả hệ thống chính trị Tập đoàn triển khai thực hiện với mục tiêu quyết tâm cao.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh xảy ra tình trạng nguồn nước sông, rạch liên tục bị ô nhiễm; hoạt động đánh bắt kiểu tận diệt khiến nguồn thủy sản tự nhiên bị đe dọa.
Cùng với cán bộ chiến sỹ, mỗi công dân trên đảo cũng là những “tấm lá chắn” - bằng xương, bằng thịt kề vai sát cánh cùng bộ đội tạo nên “phên dậu” vững vàng bảo vệ thềm lục địa của Tổ quốc.
Hai giờ chiều hôm ấy, Lan bỏ dở cuộc làm việc với tôi, lật đật chạy về nhà “canh điện, nước”.
Bộ Công Thương được giao nghiên cứu cơ chế để EVN mua điện mặt trời mái nhà dư thừa giá hợp lý, có thể bù trừ khi người dân mua lại từ nhà đèn.