Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ quan điểm với VTC News về vấn đề này.
- Việc sáp nhập xã, phường và đặt tên cho một đơn vị hành chính mới đang gây xôn xao dư luận những ngày vừa qua. Xét về khía cạnh văn hóa, ông thấy có điều gì cần lưu ý?
Tôi nghĩ đây là một vấn đề nan giải. Các nhà quản lý có lý do khi sáp nhập các đơn vị hành chính. Tuy nhiên, việc sáp nhập, đặt tên mới sẽ rất khó vì đó những địa danh này đều gắn liền với những câu chuyện, lịch sử, văn hoá thiêng liêng của mỗi vùng đất.
Cái tên là hồn vía của vùng đất, chứa đựng nhiều ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc mà không phải ngày một, ngày hai có thể tạo dựng được mà phải trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm. Đôi khi chỉ nhắc đến một địa danh đã đánh thức trong mỗi con người ý thức về dân tộc, văn hoá, nguồn cội, lịch sử.
Nếu chúng ta đặt tên một cách thô cứng, lắp ghép cơ học theo phương pháp ‘1+1 =2’, sẽ đánh mất lịch sử, nền văn hoá, ký ức và sự linh thiêng của một vùng đất. Việc sáp nhập phải có sự tính toán rất kĩ lưỡng.
- Theo ông, việc sáp nhập, đặt tên mới cho xã, phường sẽ kéo theo những biến đổi thế nào trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng?
Tôi nghĩ sự biến đổi lớn nhất là sự giáo dục con người. Mỗi con người sinh ra sẽ được giáo dục trực tiếp về cách sống, tư duy, hành xử thông qua việc tiếp nhận tri thức, ý thức tôn trọng lịch sử, cội nguồn nơi mình sinh ra. Đó là nền giáo dục qua từng ngày từng tháng, từ trong ký ức, hành xử.
Có những người chỉ nhắc đến vùng đất nơi họ sinh ra, ý thức về một cách sống, ý thức với lịch sử, văn hoá, truyền thống đã được xác lập, nâng cao. Cũng như tôi khi trở về ngôi làng của mình, trong những sinh hoạt, nghi lễ, khi nghe tên gọi của dòng họ, quê quán, vùng đất của mình đánh thức tinh thần, đạo lý, truyền thống, kết nối những con người cùng một gia đình, dòng họ…
- Thời gian qua, nhiều cái tên mới sau khi sáp nhập xã, phường ra đời đã khiến dư luận phản ứng dữ dội. Ông đánh giá thế nào về điều này?
Tôi nghĩ phản ứng của người dân là hợp lý và cần thiết. Phản ứng đó không phải thói quen, ngẫu nhiên mà có tư duy. Tên một địa danh đã xác lập một vị thế, đời sống tinh thần, văn hoá của con người. Chúng ta đặt tên mới nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, ý thức và lối sống của con người.
Những cơ quan chủ trương sáp nhập, đặt tên mới cho địa danh phải xem lại rất kĩ lưỡng. Việc hợp nhất các địa danh với nhau sẽ mang lại lợi ích gì về mặt quản lý, có thực sự cấp bách không? Nếu không sáp nhập lại liệu có gây ra hậu quả gì hay ngăn cản sự phát triển của xã hội hay không? Chúng ta cần phải đặt vấn đề một cách kĩ lưỡng và trả lời những câu hỏi đó.
- Theo ông, khi đặt tên mới cho một đơn vị hành chính, chúng ta cần cân nhắc điều gì?
Chúng ta nên cân nhắc các yếu tố lịch sử, văn hoá, nhìn nhận giá trị của tên địa danh như một di sản để có những giải pháp quản lý hiệu quả. Điều này chúng ta có thể học hỏi tư duy quản lý hành chính hiện đại, logic của các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc hay những nước châu Âu.
Với những địa danh dù rất nhỏ bé nhưng mang tính lịch sử, họ có sự giữ gìn thận trọng, thậm chí tìm cách quảng bá, mở rộng vùng ảnh hưởng của các địa danh đó. Họ làm cho những địa danh đó trở nên mạnh mẽ hơn bởi chính cái tên. Những cái tên chứa đựng nhiều vấn đề, đánh thức con người thế hệ sau tiếp tục truyền thống, giữ gìn vẻ đẹp mà vùng đất đó có được.
Chứ không phải chúng ta cứ gói một vài làng, xã, huyện vào thành một và đặt tên mới. Điều này không cho thấy sự quản lý, điều hành, phát triển tốt. Phát triển phải dựa trên nền tảng văn hoá, địa lý, lịch sử, truyền thống dân tộc.
- Những người làm công tác quản lý nên làm gì khi đưa ra những đề xuất này?
Tôi nghĩ việc tham vấn cộng đồng là rất cần thiết. Chúng ta cần xin ý kiến của những nhà văn hoá, những người nghiên cứu lịch sử, và đặc biệt là người dân,…một cách cẩn trọng, kĩ lưỡng khi đề xuất và quyết định tên gọi mới.
Điều này không chỉ giúp cho những nhà quản lý điều hành đất nước có được quyết định đúng đắn mà còn thể hiện sự tôn trọng quan điểm và nguyện vọng của những người sống trong khu vực đó.
Nguyễn Quốc Trường Thịnh (SN 1992, tại Tiền Giang) được khán giả yêu mến bởi vẻ ngoài điển trai cùng lối diễn xuất tinh tế. Thời gian gần đây, nam diễn viên đảm nhận vai chính trong loạt phim truyền hình có rating cao nhất nhì cả nước. Trả lời phỏng vấn VTC News, Trường Thịnh cho biết năm 2023 là một năm trọn vẹn với anh vì được đông đảo khán giả yêu mến. 'Ông hoàng rating mới' của truyền hình Vĩnh Long - Trường Thịnh đang được chú ý với vai trò...
'Thơ - quan niệm và những sắc thái thẩm mỹ' của GS Mã Giang Lân nhận giải A của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.
Sáng 19/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (VHNT) diễn ra đúng dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023). Dự lễ trao giải có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng,...
Hồ Ngọc Hà dành thời gian nghỉ ngơi để đi chùa tìm sự an yên. 'Khi kế hoạch công việc tạm dừng, mình lại tìm cho mình một kế hoạch khác ý nghĩa hơn để tưởng nhớ, để cầu nguyện và để bình an', nữ ca sĩ viết. Diễn viên Thúy Nga đăng hình con gái Nguyệt Cát kèm chia sẻ: 'Dạo này người ta lớn rồi, hay mắc cỡ và rất né chụp hình. Cũng lén chụp vài tấm đứa lên đây cho cả nhà thấy là chị ấy cao qua mặt mẹ lâu rồi'. Ở tuổi 13, con gái Thuý Nga được nhận...
C asean Consonant là dàn hòa tấu âm nhạc truyền thống của ASEAN, nhằm giới thiệu các di sản văn hóa khác nhau của các quốc gia ASEAN và từ đó xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác mạnh mẽ hơn. Được xây dựng từ năm 2015 tại Thái Lan, C asean Consonant đã biểu diễn ở nhiều nước như: Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Indonesia. Năm 2023, C asean Consonant sẽ tới Hà Nội để thực hiện buổi biểu diễn mang tên Tình hữu nghị xuyên biên giới. Dự án này...
Ca sĩ Park Bo Ram (30 tuổi) đã uống rượu với người quen trước khi đột ngột qua đời vào khuya 11/4. Cảnh sát tiết lộ tình tiết xung quanh cái chết của nữ ca sĩ.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt đã khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư, Viện sỹ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc.
Không gian tiệc cưới Midu và doanh nhân Minh Đạt được trang trí 15.000 bông tuyết pha lê, thực hiện thủ công trong 200 giờ.
Những báo cáo của Pháp về Điện Biên Phủ Phim tài liệu Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp phát sóng đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Với thời lượng gần 50 phút, bộ phim mang đến góc nhìn mới về chiến dịch Điện Biên Phủ, cách người Pháp nhìn nhận nguyên nhân thất bại tại chiến dịch quan trọng này. Các thông tin giá trị được khai thác từ khối tài liệu đồ sộ về chiến dịch, đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ của Bộ Quốc phòng...