"Thơ - quan niệm và những sắc thái thẩm mỹ" của GS Mã Giang Lân nhận giải A của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.
Trong buổi lễ tối 6/12, ông Mã Giang Lân cho biết dành nhiều năm cho công trình nghiên cứu về thơ Việt Nam, kết hợp vốn kiến thức tích lũy hàng chục năm. Trong sách, ông chỉ ra những điều khác biệt, như Thơ mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 19, không phải dấu mốc năm 1932. Ngoài ra, giáo sư cũng phân tích giá trị đặc sắc của thơ ca Việt Nam giai đoạn 30 năm chiến tranh (1945-1975).
Ông Mã Giang Lân tên thật là Lê Văn Lân, sinh năm 1941 ở Thanh Hóa. Ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010. Không chỉ xuất bản nhiều tập thơ, ông còn có những công trình nghiên cứu, phê bình nổi bật như: Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Thơ - Hình thành và tiếp nhận, Mã Giang Lân - Tuyển tập nghiên cứu phê bình. Năm 2013, ông được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Những lớp sóng ngôn từ. Năm 2021, Mã Giang Lân được trao tặng giải thưởng Nhà nước với cụm công trình Thơ Việt Nam hiện đại.
Có 87 tác phẩm gồm 35 cuốn sách, hai chương trình truyền hình và 50 bài viết được các cơ quan, đơn vị gửi đề nghị Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương xét tặng thưởng năm 2022. Kết quả của Hội đồng chung khảo chọn ra 19 tác phẩm với bốn mức thưởng A, B, C, khuyến khích.
Mức B trao cho ba sách Cải lương Sài Gòn 1955-1975 (Chủ biên - Nghệ sĩ Nhân dân Trần Minh Ngọc), Những tượng đài và hiện tượng văn chương (giáo sư Trần Đăng Suyền), Những tiêu điểm thẩm mỹ thơ (Phó giáo sư Hồ Thế Hà) cùng chương trình truyền hình Những mạch nguồn phù sa (nhà báo Đoàn Hải Yến và các cộng sự).
Mức C gồm tám sách, hai bài/cụm bài viết. Trong 10 tác phẩm có ba công trình của các kiến trúc sư, như Sự kiến tạo các nền nghệ thuật (Vũ Hiệp), Kiến trúc và con người (Trần Minh Tùng) và cụm bài viết của Đoàn Khắc Tình.
Mức khuyến khích có ba sách và một chương trình truyền hình. Ngoài ra 11 cơ quan, đơn vị (nhà xuất bản, cơ quan báo chí) cũng nhận bằng khen vì có thành tích đóng góp cho sự phát triển lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.
Ông Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương - cho biết số lượng công trình, tác phẩm tham dự xét tặng thưởng ở lĩnh vực văn học và nghệ thuật tương đương nhau, thu hẹp đáng kể khoảng cách so với các năm trước. Các công trình, tác phẩm về những loại hình nghệ thuật như hội họa, sân khấu, kiến trúc, nhiếp ảnh, nhất là kiến trúc có nhiều hơn.
Với những tác phẩm chưa được tặng thưởng, ông Nguyễn Thế Kỷ cho rằng các công trình dừng lại ở góc độ lý luận cơ bản, mới phản ánh thực tế chung, hướng nghiên cứu còn dàn trải. Phần phân tích, lý giải thiếu chiều sâu, thiếu giải pháp khoa học và tính khả thi. Một số cuốn sách chỉ là sự tập hợp, tuyển chọn cơ học các bài viết riêng lẻ, thiếu logic, tính kết nối, chiều sâu lý luận, thiếu sự thẳng thắn, trực diện, trách nhiệm, nhất là tính chiến đấu trong phê bình.
Buổi lễ diễn ra tại Nhà hát Tuổi trẻ, với sự tham dự của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ và đại diện một số ban, bộ, ngành liên quan.
Từ năm 2010 đến nay, đây là lần trao tặng thưởng thứ chín của Hội đồng. "Kết quả hàng năm đều tác động tích cực và có độ lan tỏa lớn, được giới lý luận, phê bình và những người hoạt động văn học, nghệ thuật trong cả nước ghi nhận, đánh giá cao", ông Nguyễn Thế Kỷ nói.
Phương Linh
Là tiểu thuyết kinh điển của văn học Việt Nam, “ Đất rừng phương Nam ” của nhà văn Đoàn Giỏi tái hiện rõ nét thiên nhiên hoang sơ, trù...
Những câu như 'Cánh sẻ vụt qua song/ Hót nắng vàng ánh ỏi'' trong bài ''Tiếng hạt nảy mầm'' của nhà thơ Tô Hà bị cho là khó hiểu.
Trước chuyến thăm Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình đã gửi bài đăng trên Báo Nhân Dân. Trong bài có đoạn viết: “Nhiều ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đang rất thịnh hành trên mạng xã hội Trung Quốc, ca sĩ Việt Nam nhận được số lượng lớn người hâm mộ Trung Quốc khi tham gia chương trình truyền hình giải trí của Trung Quốc. Giao lưu nhân văn ngày càng mật thiết, giống như các dòng suối nhỏ vươn dài chảy mãi, hội tụ thành dòng sông...
Nhà văn Tàn Tuyết - được gọi là 'Kafka của Trung Quốc' - được nhiều nhà cái dự đoán thắng Nobel Văn học 2024.
Lần thứ ba phạm tội tấn công tình dục, Himchan bị cơ quan công tố đề nghị ở tù 7 năm. Trước tòa, công tố viên nhận định hành vi của ca sĩ thần tượng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ.
Mới đây, Ngọc Hà - vợ NSND Công Lý gây chú ý khi đăng tải bức thư viết tay 'Xin lỗi' của ông xã. Cô cho biết từ khi bị ốm, NSND Công Lý ý thức được tác hại của bia rượu, đặc biệt là thuốc lá đối với sức khoẻ. Thế nên sau khi tự ý mở một lon bia để uống, NSND Công Lý đã viết thư tay, chủ động xin lỗi bà xã. Ngọc Hà hài hước hỏi cộng đồng mạng 'có nên làm lớn chuyện này'. Những chia sẻ của Ngọc Hà khiến nhiều người thích thú vì thấy được cuộc sống...
Thanh Kim Huệ và Thanh Điền là hai gương mặt gạo cội của sân khấu cải lương. Cuộc đời, sự nghiệp và chuyện tình của họ luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ phía đồng nghiệp và khán giả. Cặp vợ chồng nghệ sĩ cải lương này đều nhận được danh hiệu NSND trong đợt xét tặng lần thứ 10, thế nhưng niềm vui của họ không trọn vẹn khi hai người âm dương cách biệt. Trong dịp ra Hà Nội nhận danh hiệu cao quý, NSND Thanh Điền không khỏi nghẹn ngào, bật khóc khi...
Đêm 11/12, thông tin Châu Hải My qua đời được tìm kiếm nóng trên Weibo khiến khán giả hoang mang. Tờ giải trí Sohu liên lạc với phòng làm việc của nữ diễn viên nhưng người này dập máy sau khi nghe mục đích cuộc gọi. Phóng viên tiếp tục liên hệ với bạn Châu Hải My, người bạn cho biết vẫn liên lạc Chu Hải My ngày hôm qua, cô không có biểu hiện bất thường, nhưng tính đến thời điểm đăng bài thì cuộc gọi không thể kết nối được. Nhiều tiếng trôi qua,...
Dù cuộc thi mới bắt đầu được vài ngày nhưng ông Nawat ra quyết định tước quyền đăng cai Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2024 của Campuchia khiến nhiều khán giả bất ngờ.