Đặt tên đơn vị hành chính mới, đặc biệt cân nhắc yếu tố văn hóa, lịch sử

07:20 28/04/2024

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã gắn với tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là một nội dung rất quan trọng trong giai đoạn này. Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều cử tri đó là tên gọi mới sau sắp xếp đơn vị hành chính. Trong việc này cần đặc biệt lưu ý các yếu tố văn hóa, lịch sử và cần tham vấn ý kiến của cộng đồng địa phương.

Những địa danh trong quá khứ luôn ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa

Theo Bộ Nội vụ, sau khi tổng hợp phương án tổng thể, tổng số đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 là 50 đơn vị. Còn tổng số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp là 1.243 đơn vị. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập sẽ giảm 619 đơn vị hành chính cấp xã.

Một trong những nội dung nhận được nhiều quan tâm đó là tên gọi mới của các đơn vị hành chính cấp xã sau khi được sáp nhập. Đặt tên mới của đơn vị hành chính cần phải hết sức thận trọng để tránh những phản ứng từ dư luận và tránh việc xóa sổ toàn bộ tên địa danh gắn với lịch sử, văn hóa địa phương.

Từ lịch sử có thể thấy rằng, những địa danh trong quá khứ luôn ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa nhất định, nhất là đối với các làng, đơn vị cộng cư nhỏ và gần gũi nhất đối với mỗi người.

Đó có thể là những mong ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn, thường được thể hiện bằng chữ Hán, như An Thái, Nhân Hòa, An Ninh, Thượng Thọ… hay gắn với dòng họ lập làng, có đông người nhất như Bùi Xá, Cao Xá, Lê Xá… hay gắn với đặc thù cảnh quan, môi trường thiên nhiên như Hạc Trì, Đông Sơn, Hào Nam… Tức là tên địa danh luôn gắn với những thông điệp nhất định nào đó.

Trải qua thời gian, tên đất, tên làng lại được kết tinh rất nhiều những giá trị đặc biệt khác, qua ca dao, tục ngữ, lễ hội, phong tục, tập quán, cả danh nhân lịch sử…

Mở rộng hơn làng, các xã hay tổng, trấn trước kia, huyện, tỉnh bây giờ, hay cả một vùng Đông, Đoài, Sơn Nam… đều là những vùng văn hóa. Nói như vậy để thấy yếu tố lịch sử, địa lý và văn hóa đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc đặt tên mới, từ đó giúp chúng ta cẩn trọng hơn trong việc đặt tên.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: Trần Vương

Những nguyên tắc về đặt tên đơn vị hành chính mới

Để đảm bảo việc đặt tên mới phản ánh đúng lịch sử và văn hóa của khu vực là một điều rất khó và phụ thuộc vào từng địa phương, thậm chí là từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, có thể có một số nguyên tắc chung như:

Thứ nhất là, phải nghiên cứu lịch sử và văn hóa của địa phương thông qua việc tham khảo tư liệu lịch sử, tìm kiếm thông tin từ các nhà nghiên cứu địa phương hoặc dân cư địa phương.

Thứ hai là, cần tham vấn cộng đồng địa phương, bao gồm cả các nhóm dân tộc, văn hóa, dòng họ và các lãnh đạo địa phương qua cuộc họp cộng đồng, hoặc các cuộc thăm dò ý kiến kể cả thảo luận trên mạng.

Thứ ba là, chú ý và cân nhắc sử dụng ngôn ngữ địa phương. Điều này không chỉ giúp tôn vinh, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa địa phương, mà còn giúp tạo ra một liên kết mạnh mẽ hơn giữa cộng đồng và địa danh.

Thứ tư là, cân nhắc ý nghĩa lịch sử và văn hóa. Tránh việc chọn các từ ngữ hoặc tên gọi có thể gây tranh cãi hoặc không tôn trọng đến một phần của cộng đồng.

Thứ năm là, thực hiện quy trình chặt chẽ, bảo đảm tuân thủ các quy trình và quy định pháp lý khi đặt tên cho địa danh mới.

Chúng ta cần rất chú ý trong việc tham khảo ý kiến của cộng đồng địa phương. Tham vấn cộng đồng là cách tốt nhất để bảo đảm rằng quyết định đặt tên đơn vị hành chính mới được đưa ra dựa trên ý kiến và nhu cầu của cộng đồng, thể hiện sự tôn trọng quan điểm và nguyện vọng của những người sống trong khu vực đó.

Để việc đặt tên mới không gây ra những rắc rối giấy tờ và hỗ trợ quá trình sáp nhập một cách thuận lợi, trước khi thực hiện việc sử dụng lại tên gọi, chúng ta phải thông báo và giải thích cho cộng đồng về lý do và ý nghĩa của việc này để giúp tạo ra sự hiểu biết và chấp nhận từ phía cộng đồng.

Thêm vào đó, chắc chắn là chúng ta cần bảo đảm rằng việc sử dụng lại tên gọi được thực hiện thông qua các quy trình chặt chẽ, phù hợp; bảo đảm các thông tin liên lạc như địa chỉ, hồ sơ đăng ký đất đai, khai sinh, kết hôn… của đơn vị hành chính mới được cập nhật và phản ánh đúng tên gọi mới để tránh gây nhầm lẫn và rắc rối khi liên lạc với đơn vị hành chính mới.

Ghép cơ học sẽ tạo ra những cái tên không phù hợp, vô hồn

Trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nêu, thực tế trước đây khi tiến hành sáp nhập các địa phương thường có việc lấy tên của đơn vị này ghép với đơn vị kia, với mong muốn cả hai đơn vị đều vẫn giữ được một phần tên trong tên mới.

Trong một số trường hợp, tên mới nhận được sự ủng hộ của người dân, nhưng cũng có không ít trường hợp không tạo được sự đồng thuận. Hay có trường hợp người địa phương này thích tên này nhưng địa phương kia lại không thích.

Theo ông, tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập rất quan trọng và gắn liền với các yếu tố văn hóa, truyền thống, thói quen của người dân. Việc quan trọng nhất trước khi đặt tên mới cần tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư, coi trọng ý kiến của người dân. Bởi nếu chỉ ghép tên đơn vị hành chính mới một cách cơ học, đơn giản sẽ không phản ánh được truyền thống lịch sử, văn hóa, thậm chí tạo ra những cái tên không phù hợp, vô hồn.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng việc sử dụng lại tên gọi này không gây ra rắc rối giấy tờ và hỗ trợ quá trình sáp nhập một cách thuận lợi. Thêm vào đó, cần bảo đảm rằng việc sử dụng lại tên gọi được thực hiện thông qua các quy trình chặt chẽ, phù hợp; bảo đảm các thông tin liên lạc như địa chỉ, hồ sơ đăng ký đất đai, khai sinh, kết hôn… của đơn vị hành chính mới được cập nhật và phản ánh đúng tên gọi mới để tránh gây nhầm lẫn và rắc rối khi liên lạc với đơn vị hành chính mới. Gia Huy

Có thể bạn quan tâm
Điểm chuẩn 12 trường thành viên Đại học Huế 2023

Điểm chuẩn 12 trường thành viên Đại học Huế 2023

00:30 23/08/2023

Điểm chuẩn 13 trường thành viên Đại học Huế: Năm nay, Đại học Huế tuyển sinh hơn 15.000 sinh viên vào 12 trường thành viên và 1 phân hiệu. Đại học Huế áp dụng 6 phương thức xét tuyển: Xét kết quả học tập THPT; Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023; Xét kết quả học tập hoặc điểm thi tốt nghiệp kết hợp với điểm thi năng khiếu; Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xét tuyển theo phương thức riêng của các...

Chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang bị bắt

Chủ tịch thị trấn ở Hậu Giang bị bắt

10:00 23/05/2023

Trần Thanh Phong, 38 tuổi, Chủ tịch thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, bị cáo buộc chứng thực các giấy tờ ảo cho người khác lừa bán các suất nền tái định cư.

Xác minh vụ bé trai hơn 1 tuổi bị thương khắp người ở Hóc Môn

Xác minh vụ bé trai hơn 1 tuổi bị thương khắp người ở Hóc Môn

15:30 12/04/2023

Ngày 12-4, Công an huyện Hóc Môn (TPHCM) đang làm rõ vụ việc bé trai hơn 1 tuổi được người thân phát hiện trên cơ thể có nhiều vết thương.

CSGT ngăn chặn đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc

CSGT ngăn chặn đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc

17:20 03/09/2023

Theo đó, hồi 0h30' cùng ngày, tại Km259 trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Cao Bồ - Mai Sơn - Quốc lộ 45, lực lượng chức năng phát hiện 3 xe phân khối lớn di chuyển trong cao tốc theo hướng từ Ninh Bình - Hà Nội. Tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Đội 3, Cục Cảnh sát giao thông) đã ngăn chặn được đoàn xe này tại Km211. Kiến ThứcLực lượng Cảnh sát giao thông dừng, kiểm tra 3 xe phân khối lớn đi vào cao...

Cần Thơ ra mắt câu lạc bộ nông dân tỷ phú tiêu biểu

Cần Thơ ra mắt câu lạc bộ nông dân tỷ phú tiêu biểu

21:20 13/10/2023

Ngày 13/10, tại huyện Phong Điền, Hội Nông dân thành phố Cần Thơ tổ chức họp mặt kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2023) và ra mắt Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú tiêu biểu.

Công đoàn Giáo dục Cần Thơ: Nhiều hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ

Công đoàn Giáo dục Cần Thơ: Nhiều hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ

13:00 05/03/2023

Sáng 5.3 hoạt động về nguồn và Hội thi 'Khéo tay làm bánh nhân gian Nam Bộ' được cán bộ Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo TP. Cần...

Tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng tự chủ đại học

Tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng tự chủ đại học

10:40 30/11/2023

Việc làm rõ những vấn đề pháp lý về thanh tra nội bộ tại các cơ sở giáo dục đại học trong tiến trình tự chủ đại học ngày một trở nên bức thiết.

Phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, có một tiệm vàng giao dịch 13.000 tỉ đồng

Phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, có một tiệm vàng giao dịch 13.000 tỉ đồng

11:50 27/04/2024

Ngày 27-4, Công an TP.HCM cho biết vừa triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động 'rửa tiền', 'vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới' với số tiền giao dịch khủng.

Chìm tàu cá 5 ngư dân mất tích: Những cuộc gọi định mệnh

Chìm tàu cá 5 ngư dân mất tích: Những cuộc gọi định mệnh

17:10 23/12/2023

Những khuôn mặt thất thần, nước mắt đã rơi, ở những ngôi nhà nơi xóm biển phường Phú Đông, TP Tuy Hòa (Phú Yên) ai cũng cầu nguyện, hy vọng phép màu xảy ra với 5 ngư dân gặp nạn trên biển vào tối 22-12.

Co loi xay ra
Co loi xay ra