Quyền thành lập liên minh lãnh đạo Slovakia đã thuộc về Robert Fico, người khẳng định sẽ không gửi “một viên đạn nào” trong kho dự trữ của Slovakia tới Ukraine.
Việc ông Fico thắng cử ở Slovakia là cơn ác mộng dành cho những người ủng hộ Ukraine.
Theo Reuters, chính phủ mới của Slovakia nhiều khả năng sẽ cùng Hungary phản đối việc viện trợ quân sự cho Ukraine ở châu Âu.
Slovakia đã ủng hộ Ukraine, nhưng gần đây áp lực từ phe đối lập đang khiến quan hệ hai nước căng thẳng, đặc biệt trong vấn đề xuất khẩu ngũ cốc.
Đây sẽ là đòn giáng mạnh lên Ukraine, vì bản thân Slovakia cũng là một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thái độ của Slovakia sẽ tác động ít nhiều tới các quyết định của NATO.
Theo kết quả sơ bộ công bố ngày 30-9, đảng SMER-SSD của ông Fico được gần 23% phiếu bầu. Điều này giúp cựu thủ tướng 59 tuổi của Slovakia được trao quyền đàm phán, thành lập một liên minh chính phủ mới.
Ông Fico bị phương Tây mô tả "thân Nga", không ít lần công khai phản đối việc viện trợ quân sự cho Ukraine. Liên minh chính phủ mới của đảng SMER-SSD được hiểu sẽ khó có khả năng tiếp tục đi theo chủ trương này.
Phát biểu tại cuộc họp báo vừa qua, ông Fico nhấn mạnh rằng vẫn sẵn sàng giúp đỡ Ukraine theo hướng nhân đạo chứ không phải vũ khí.
Ông nói: "Chúng tôi chuẩn bị giúp đỡ bằng việc tái thiết quốc gia. Nhưng các anh đều biết quan điểm của chúng tôi về vấn đề vũ trang Ukraine.
Tối 2-10 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova sẽ có cuộc gặp với ông Fico. Đây là cuộc gặp nhằm trao quyền cho ông Fico bắt đầu đàm phán lập chính phủ mới.
Để thành lập chính phủ mới, ông Fico phải xây dựng một liên minh với ít nhất một đảng khác không công khai chia sẻ lập trường của vị này với Ukraine, theo Reuters. Đây có thể là khó khăn cho ông Fico trong việc triển khai chính sách về Ukraine như đã hứa.
Thực ra, chiến dịch tranh cử bên đảng của ông Fico đã lấy khẩu hiệu "Không một viên đạn nào" cho Ukraine. Sự ủng hộ của cử tri Slovakia là tín hiệu xấu cho Ukraine, vì nó có thể được ngầm hiểu tâm lý mệt mỏi vì chiến tranh ở Slovakia và phần nào đó là ở châu Âu là điều không thể xem thường.
Slovakia là một thành viên NATO. Quốc gia này trước đây đã ủng hộ Ukraine theo nhiều cách, từ tiếp nhận người tị nạn cho tới gửi vũ khí. Slovakia cũng là một trong những nước đầu tiên gửi máy bay chiến đấu cho Kiev.
Nhưng chiến thắng của ông Fico báo hiệu sự ủng hộ trên có thể đảo chiều. Dư luận phương Tây lo ngại Hungary và Slovakia sẽ tăng cường phản đối chuyện viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Hôm 1-10, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto lên tiếng chúc mừng chiến thắng của ông Fico, khẳng định ông Fico chia sẻ lập trường của Hungary về các vấn đề như nhập cư và cuộc xung đột Ukraine.
Kết quả bầu cử Slovakia được đưa ra đúng lúc Liên minh châu Âu (EU) tổ chức cuộc họp ngoại trưởng đầu tiên tại Kiev, với mục tiêu thúc đẩy việc duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine.
Phát biểu trước cuộc họp nêu trên, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kubela khẳng định Kiev tôn trọng lựa chọn của người dân Slovakia. Tuy nhiên, ông cho biết Ukraine chưa vội đánh giá tình hình.
"Còn quá sớm để đánh giá việc các cuộc bầu cử này tác động thế nào lên sự ủng hộ dành cho Ukraine. Chúng tôi phải đợi cho tới khi liên minh cầm quyền (Slovakia) được thành lập", ông nói.
Ít nhất 52 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong vụ tấn công ngày 29.9, ở Pakistan.
Đối đầu giữa Nhà nước Do Thái và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có thể khiến căng thẳng ở khu vực Trung Đông sớm chạm ngưỡng.
Bất chấp nguy cơ bị bắt hoặc thiệt mạng, Surya McEwen cùng các thành viên trong 'đội tàu tự do' quyết tâm chuyển đồ cứu trợ tới người dân ở Dải Gaza.
Sau nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh đạo cao nhất Việt Nam và Pháp đã quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện ngày 7-10, đưa Pháp trở thành nước thứ 8 có tầm mức quan hệ này với Việt Nam.
Theo một số nguồn tin, Israel đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào hàng trăm mục tiêu ở Dải Gaza ngày 8/10.
Giới chức Mỹ thông báo nước này mở ba cuộc không kích nhằm vào vị trí phóng tên lửa của lực lượng Houthi tại Yemen trong một ngày.
Mỹ tập kích điểm phóng tên lửa chống hạm của Houthi, khi nhóm vũ trang chuẩn bị phóng chúng vào tàu hàng ở Biển Đỏ.
NATO khẳng định khối này sẽ có sự hiện diện ở Phần Lan - quốc gia có đường biên giới dài 1.340km với Nga.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo bắn rơi 109 UAV của Ukraine trong một ngày tại nhiều tỉnh, trong đó có nơi cách biên giới khoảng 400 km.