Sau nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh đạo cao nhất Việt Nam và Pháp đã quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện ngày 7-10, đưa Pháp trở thành nước thứ 8 có tầm mức quan hệ này với Việt Nam.
"Khi muốn, ta có thể, mà đã có thể, ta cần phải làm" là câu ngạn ngữ của Pháp được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn ra khi ông cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp gỡ báo chí trước hội đàm ngày 7-10.
Sự kiện đã cho thấy nhiều tín hiệu về việc quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp được nâng cấp lên tầm cao mới.
Tại cuộc gặp báo chí, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trước sự phát triển sâu rộng của quan hệ Việt Nam - Pháp, cũng như để phù hợp với bối cảnh mới hiện nay của quốc tế và khu vực, hơn lúc nào hết, quan hệ Việt Nam - Pháp cần được nâng cấp lên tầm cao mới. Thông qua quyết định này, Pháp sẽ trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ mới, toàn diện với Việt Nam.
Nhà lãnh đạo Việt Nam kế đó cho biết trong cuộc hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron, hai bên trao đổi cụ thể về các định hướng và giải pháp chiến lược trên 5 nhóm lĩnh vực nhằm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Pháp lên mức độ quan hệ mới.
Thứ nhất là làm sâu sắc hơn hợp tác chính trị trên cả bình diện song phương và đa phương trước những thách thức quốc tế.
Thứ hai, gia tăng tin cậy chính trị giữa hai nước thông qua việc tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh.
Thứ ba, tăng cường quan hệ đối tác kinh tế nhằm phát triển trao đổi thương mại và đổi mới sáng tạo.
Thứ tư, tăng cường hợp tác vì phát triển bền vững và tự cường, hướng tới sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Và thứ năm, tiếp tục thúc đẩy giao lưu nhân dân, góp phần tăng cường đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Tổng thống Emmanuel Macron thì khẳng định Pháp mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, nhất là thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp. Chính phủ Pháp sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để đón tiếp các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Pháp và giúp Việt Nam thực hiện hiệu quả những dự án của mình.
Ngoài hợp tác kinh tế, hướng tới tương lai, Pháp rất coi trọng các hợp tác về giáo dục, y tế và nghiên cứu về giảng dạy, đào tạo cũng như những hợp tác liên quan việc bảo tồn phát triển, nâng cao công trình, giá trị văn hóa.
Ông cũng khẳng định Chính phủ Pháp luôn luôn sẵn sàng cùng với Việt Nam ủng hộ các phong trào phát triển văn hóa, cũng như là những trao đổi về văn hóa. Ông hoan nghênh những cam kết của Việt Nam về năng lượng, đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện các chính sách về thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhà lãnh đạo Pháp kế đó bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ Pháp và ASEAN vì ổn định, hòa bình trong khu vực.
Những nội dung nêu trên có thể xem là các nội hàm trong khuôn khổ quan hệ mới giữa Việt Nam và Pháp. Trước đó, Việt Nam đã thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện với 7 nước gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Úc.
Việc đưa quan hệ với Pháp lên tầm cao mới sẽ là minh chứng rõ nét nhất cho thấy đường lối ngoại giao cân bằng của Việt Nam, một chính sách đã được giới học giả quốc tế nhiều lần đánh giá cao trong bối cảnh hiện tại. Quan hệ tầm cao mới với Pháp cũng sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới, đóng góp nhiều hơn cho thế giới.
Nhìn về tương lai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh trước báo chí tại Điện Élysée rằng với quyết tâm cao của lãnh đạo và nhân dân hai nước, cùng vốn quý là hơn 300.000 người gốc Việt và người Việt Nam đang sinh sống tại Pháp, quan hệ Việt Nam - Pháp sẽ ngày càng phát triển. Và Pháp sẽ tham gia tích cực, sâu rộng hơn vào "kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Pháp ngày 7-10, ngoài cuộc hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Thượng viện Pháp và tiếp Tổng giám đốc UNESCO.
Ông cũng tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel và đoàn đại biểu cấp cao của đảng, trong đó có các nghị sĩ của Đảng Cộng sản Pháp tại Quốc hội (Hạ viện) và Thượng viện Pháp. Người đứng đầu Đảng và Nhà nước cũng dành thời gian tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp - Việt Nam Nguyễn Hải Nam và một số thành viên.
Pháp là điểm dừng chân cuối trong chuyến công du ba nước Mông Cổ, Ireland, Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu từ ngày 30-9.
Với hàng chục hoạt động tại mỗi nước, chuyến đi đã góp phần củng cố quan hệ giữa Việt Nam với mỗi nước, đồng thời mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ song phương, nâng cao hình ảnh Việt Nam là một đất nước chuộng hòa bình, hướng tới phát triển và đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho quốc tế.
Gần đây, không tháng nào Đại sứ Việt Nam tại Áo kiêm nhiệm Slovenia Nguyễn Trung Kiên không “xách balo” lên đường tới Slovenia vì ông thấy rằng còn quá nhiều cơ hội hợp tác có thể khai thác ở đất nước Trung Âu đầy thú vị này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến công tác thành công tại Trung Quốc, với nhiều kết quả trong Hội nghị WEF Đại Liên cùng các cuộc hội đàm, hội kiến, làm việc.
Làn sóng bạo lực do các băng đảng tội phạm ma túy tiến hành ở Ecuador đã gây ra nhiều vụ nổ bom, đốt xe hơi, tấn công có vũ trang nhằm vào các siêu thị, đài truyền hình và trường đại học, bắt cóc con tin ở nhiều nơi trên toàn quốc.
Ngày 19/9, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã đến ghi sổ tang mở ở Đại sứ quán Libya tại Việt Nam, chia buồn về những mất mát và thiệt hại nặng nề về cả người và tài sản do cơn bão Daniel gây ra.
Sáng 10/5, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Canada cảnh báo các công dân LGBT có kế hoạch tới Mỹ rằng họ có thể gặp rủi ro và hạn chế ở một số địa phương nước này.
Các nguồn thạo tin ngày 29/9 cho biết lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền mới ở Nhật Bản, Shigeru Ishiba, người chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo, đã quyết định giải tán Hạ viện nước này vào tháng 10 tới để tổ chức bầu cử sớm nhằm tìm kiếm sự ủy nhiệm của công chúng.
Ngày 28/3, quân đội Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Ba Lan cho rằng nước này có trách nhiệm bắn hạ tên lửa Nga trong không phận Ukraine để tránh chúng bay lạc vào lãnh thổ gây thương vong.