Trong quá trình tìm hiểu, phản ánh Trường Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (sau đây gọi tắt là trường) chây ỳ không thành lập Hội đồng trường, Báo Lao Động nhận được nhiều đơn phản ánh của nhà đầu tư. Các lá đơn này hé mở nguyên nhân vì sao trường cố tình không lập Hội đồng trường.
Nhà đầu tư bức xúc
Gửi đơn phản ánh đến Báo Lao Động, ông Lại Việt Hùng – Ủy viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban liên lạc các nhà đầu tư, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết những khuất tất đã và đang diễn ra tại ngôi trường này.
Nội dung đơn tố cáo của ông Hùng cho biết, năm 1994, một số nhà giáo tâm huyết ở Hà Nội đã đứng ra góp vốn thành lập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với mong muốn phát triển giáo dục nước nhà.
Trường được Bộ GDĐT công nhận Hội đồng sáng lập gồm 21 thành viên, do GS Trần Phương làm chủ tịch.
Trước khi có quyết định 671/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sang mô hình trường tư thục vào ngày 3.6.2019, trường hoạt động theo phương thức không vì lợi nhuận, các cổ đông chỉ hưởng lợi tức cổ phần bằng lãi suất tiền tiết kiệm gửi ngân hàng.
Ông Hùng cùng các nhà đầu tư trường đều trông đợi, sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi từ mô hình dân lập sang tư thục, Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sẽ nhanh chóng tiến hành các bước chuyển đổi cần thiết theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP để ổn định hoạt động, quyền lợi của những nhà đầu tư.
Nhưng đến nay, bất chấp nhiều lần Bộ GDĐT có văn bản "nhắc nhở", những người điều hành ở trường này đã cố tình phớt lờ không thực hiện mà cố tình duy trì cơ chế cũ, khiến những nhà đầu tư bức xúc.
Chậm chuyển đổi vì “lợi ích nhóm”?
TS Nguyễn Kim Sơn - nguyên Trợ lý hiệu trưởng, nguyên Chánh Văn phòng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, việc chậm trễ thành lập Hội đồng trường theo quyết định của Thủ tướng là có chủ đích của một nhóm người.
Bằng chứng là nhà trường nhận được Quyết định 671/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 7.6.2019 nhưng đã ỉm đi.
Gần một năm sau thì sự việc bị bại lộ. Lúc này, Ban giám hiệu mới đưa ra thông báo và thảo luận trong cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 9.5.2020.
Mất gần 5 tháng tranh cãi, các nhà đầu tư mới tổ chức được Hội nghị trù bị nhà đầu tư (từ ngày 19 đến 20.10.2020), thông qua được những nội dung cơ bản để chuẩn bị hội nghị bầu Hội đồng trường.
GS Trần Phương khi đó còn đủ tỉnh táo đã đánh giá cao kết quả hội nghị và nhất trí tổ chức hội nghị chính thức vào đầu tháng 11.2020.
Tuy nhiên, vài ngày sau, các thành viên bất ngờ nhận được văn bản hủy bỏ kết quả Hội nghị trù bị của các nhà đầu tư. Văn bản do GS Trần Phương ký.
Theo một số nhà đầu tư, "nguyên nhân sâu xa của việc này là do Giáo sư Trần Phương đã đột quỵ, chữ ký và con dấu khắc khô của Giáo sư Trần Phương do gia đình giữ tại nhà đã được dùng để đóng vào văn bản.
Ông Lại Việt Hùng cho rằng, sự thiếu minh bạch của Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trong suốt những năm qua đã gây thiệt hại lớn đến các cổ đông sáng lập và đó là lý do mà các cổ đông đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để trả lại quyền lợi hợp pháp của mình.
"Gần 1.000 nhà đầu tư chúng tôi đã chịu đựng tình trạng lũng đoạn của nhóm lợi ích này hơn 4 năm qua" - ông Hùng nói.
Không thành lập Hội đồng trường vì đa số nhà sáng lập đã... qua đời
Trao đổi với Lao Động về những vướng mắc trong việc thành lập Hội đồng trường, một lãnh đạo Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, hiện nay, 21 nhà đầu tư (theo quyết định của Bộ GDĐT) mất gần hết, khoảng 2/3.
"Hiện nay, không có ai đứng ra thành lập trường. Thầy Phương lại đang ốm. Hội đồng trường đến nay vẫn chưa thể thành lập" - vị này cho biết, trường đã mời đoàn luật sư, xây dựng phương án thành lập Hội đồng trường, song đã hơn 1 năm qua, vẫn chưa thể làm được.
Các địa phương vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) đã đưa trên 3.200ha vào nuôi thủy sản nước ngọt, chuyển gần 300ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.
Ở kỳ quay tối nay, Jackpot 1 của Power 6/55 đang tiến sát giá trị cao kỷ lục trong lịch sử xổ số Việt Nam, sau khi vượt ngưỡng 280 tỷ đồng ở lần quay gần nhất.
Dự án Khu đô thị Hồng Tiến (Khu nhà ở đường 47m) tại phường Hồng Tiến, TP. Phổ Yên (Thái Nguyên) có diện tích sử dụng đất 54,9ha với tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng đang tìm nhà đầu tư.
Có 2 trong 16 dự án trọng điểm chưa đủ điều kiện để triển khai việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định. Trong 14 dự án đủ điều kiện, mới 5 dự án có kết quả bàn giao mặt bằng.
Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Đề án trồng 1 tỷ cây xanh đến năm 2025 do Thủ tướng phê duyệt, triển khai cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26); đồng thời, thực hiện chương trình hành động chống biến đổi khí hậu (BĐKH) và Kế hoạch triển khai chương trình trồng 3 triệu cây xanh trong toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, giai đoạn 2022-2025....
Hầu hết các căn hộ giá rẻ đều đã được bán, nguồn cung hiện nay và trong tương lai rất hạn chế ở TPHCM. Nguồn cung mới của nhà ở giá rẻ chủ yếu được giới thiệu ở Bình Dương và các khu vực giáp ranh với TPHCM.
Một trong những dự án điển hình của tình trạng xây khu đô thị nhưng “bỏ quên” trường học là Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội). Ngay từ khi quy hoạch, nhiều khu đất nghĩa trang, ao đình được quy hoạch dành cho xây trường học nhưng đến nay chưa thể giải phóng được mặt bằng những khu đất này để triển khai xây dựng. Tương tự, khu đô thị Ngoại Giao đoàn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có các ô đất xây dựng 2 nhà trẻ, 1 trường tiểu học và 1...
Đã gần hai năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, có một điều mà các nhà kinh tế đều đồng ý là nền kinh tế của Tổng thống Vladimir Putin vẫn chưa sụp đổ.
Cựu Thủ tướng Hun Sen đã lên tiếng gay gắt liên quan đến những nhận định về khả năng nước này đang mở đường cho Trung Quốc tiếp cận quân sự thông qua căn cứ Ream và dự án kênh đào Phù Nam Techo.