TPO - Tập đoàn Wartsila đang cùng với đối tác Việt Nam nghiên cứu triển khai dự án điện linh hoạt đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng LNG và tương lai chuyển đổi sang Hydro.
Ngày 12/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Keijo Norvanto và ông Hakan Agnevall, Chủ tịch Tập đoàn Wartsila (Phần Lan) hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, hàng hải.
Phó Thủ tướng đánh giá cao những kết quả hợp tác giữa Việt Nam, Phần Lan trong các lĩnh vực phát triển bền vững như kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, năng lượng sạch.
Ông Trần Hồng Hà cũng thông tin, Việt Nam hiện là đối tác của EU, các nước G7 trong thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero), Thỏa thuận Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).
Lãnh đạo Tập đoàn Wartsila báo cáo về dự án điện linh hoạt đang được nghiên cứu, triển khai tại Việt Nam. |
Theo Đại sứ Keijo Norvanto, thời gian qua, Việt Nam và Phần Lan đã có nhiều dự án, hoạt động hợp tác hiệu quả trong phát triển bền vững như cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, đổi mới sáng tạo, trồng rừng…
Hiện nay, hai nước đã bước sang giai đoạn trao đổi công nghệ, kiến thức để cùng phát triển trong những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao mà hai bên cùng quan tâm.
Tại cuộc tiếp, ông Hakan Agnevall đã báo cáo Phó Thủ tướng về công nghệ điện linh hoạt, kết hợp điện khí và nguồn điện tái tạo, để bảo đảm cho sự ổn định, cân bằng cho hệ thống điện khi gia tăng tỉ lệ điện gió, điện mặt trời.
Tập đoàn hiện đang cùng với đối tác Việt Nam nghiên cứu triển khai dự án điện linh hoạt đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng LNG và tương lai chuyển đổi sang Hydro, hỗ trợ tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện.
Phó Thủ tướng cho biết, trong tiến trình thực hiện JETP, Net Zero, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ về công nghệ, nguồn lực, quản trị. Quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than sang điện khí, kết hợp nguồn điện từ năng lượng tái tạo phù hợp với tiến trình này.
Về dự án điện linh hoạt của Tập đoàn Wartsila, Phó Thủ tướng đề nghị cần tính toán đầy đủ về chi phí đầu tư hạ tầng, phương án mua khí, phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo đi kèm, hệ thống truyền tải, giá thành sản xuất… phù hợp với thị trường, người tiêu dùng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng thông tin về những chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài phát triển điện gió ngoài khơi để sản xuất nhiên liệu xanh như hydro xanh, amoniac xanh hoặc xuất khẩu trực tiếp; cơ chế mua bán điện trực tiếp khi nhà đầu tư tự bảo đảm được sự ổn định, cân bằng lưới điện; tham gia chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo; đầu tư vào điện rác…
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí trong nước và khí hóa lỏng (LNG) sẽ đạt hơn 37.000 MW, tương ứng gần 25% tổng công suất nguồn điện. Trong đó, điện khí hóa lỏng (LNG) khoảng 24.000 MW, chiếm khoảng 15%.
Vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) hồi tháng 9/2022 vẫn chưa tìm được thủ phạm. Trong khi đó, Thụy Điển và Đan Mạch đã tuyên bố khép lại cuộc điều tra.
“Không đối thủ” cạnh tranh Thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Sản xuất trang trí nội thất Kiến Phước Thành, chỉ trong 1 ngày, trúng liền 2 gói thầu xây lắp, tại UBND Phường 5, Quận 8. Theo đó, gói thầu xây lắp, thuộc KHLCNT Hẻm 83 Bông Sao, có dự toán mua sắm 967.598.667 đồng. Dự toán do UBND Quận 8...
Dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng tại Dĩ An, Bình Dương bị thu hồi chủ trương đầu tư, yêu cầu ngừng hoạt động đầu tư....
Quảng Nam : Dự án khu nhà ở cho người có thu nhập thấp do Công ty STO thực hiện tại Điện Bàn có nhiều sai phạm.
Tỉnh Bình Định đã triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 26 dự án; tỉnh này cũng có 42 dự án chậm triển khai, chưa triển khai.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra trong vụ án Vạn Thịnh Phát là tiền của người dân ở SCB sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo lãnh ra sao, sau khi có thông tin 24 tỷ USD đã được chi để cứu ngân hàng này.
Sau gần 2 tuần triển khai bán vàng bình ổn, giá vàng miếng SJC bán ra tại 4 ngân hàng, Công ty SJC hiện đang tạm dừng chân tại đáy hơn 4 tháng ở mức 76,98 triệu đồng/lượng, đắt hơn vàng thế giới trên 5 triệu đồng.
Cuối cùng, sau những cân nhắc nặng nhẹ, mục tiêu tiếp tục thít chặt vòng “kim cô” trừng phạt chống Nga vẫn được châu Âu “dứt tình” hiện thực hóa. 11 vòng trừng phạt, với hạn chế chồng phong tỏa chưa từng có trong lịch sử, chắc chắn khiến kinh tế Nga điêu đứng?
Chị Nguyễn Thị Huyền Linh chia sẻ, dù có hàng nghìn người bốc thăm cùng nhưng chị Linh may mắn vẫn bốc được căn nhà ở xã hội tại dự...