Kỷ niệm 112 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25.8.1911 - 25.8.2023) là dịp nhằm tôn vinh và tri ân công lao, đóng góp to lớn của vị tướng huyền thoại đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày sinh Đại tướng
UBND TPHCM vừa tổ chức lễ đổi tên Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp (từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức) ngày 23.8. Theo đó, gần 8km Xa lộ Hà Nội - tuyến đường huyết mạch cửa ngõ phía Đông TPHCM được gắn bảng tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, việc đổi tên giúp hình thành một trục đường xuyên suốt gồm Xa lộ Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo sự gắn kết giữa sự kiện lịch sử - chiến dịch Điện Biên Phủ với nhân vật lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân.
Còn tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã tổ chức triển lãm ảnh “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”. Triển lãm thu hút đông đảo người dân, du khách tới tham quan trong đó có nhiều đoàn cựu chiến binh từ mọi miền Tổ quốc trở về đây để tưởng nhớ vị tướng huyền thoại - Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Trên đây là một số trong số rất nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25.8.1911 - 25.8.2023) được tổ chức trên khắp mọi miền tổ quốc, cũng là dịp nhằm tôn vinh và tri ân công lao, đóng góp to lớn của vị tướng huyền thoại đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vị tướng huyền thoại trong lòng nhân dân
Xúc động khi nhắc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu 4 - từng bày tỏ: Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn tự hào về Quân đội ta – một đội quân bách chiến, bách thắng với bề dày gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; tự hào và ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - “Người anh cả” của Quân đội ta, một vị tướng tài ba, xuất chúng không chỉ của Việt Nam mà còn mang tầm vóc thế giới.
Theo tướng Nguyễn Quốc Thước, tưởng nhớ, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là cội nguồn thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, để Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng mãi mãi là đội quân chiến đấu, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng là người may mắn khi có hơn 40 năm được Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho phép theo sát các sự kiện trọng đại và chụp hình mọi lúc, mọi nơi. Ông chia sẻ nhiều kỷ niệm, nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những khoảnh khắc bình dị đời thường trong ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Trong suốt 40 năm được chụp Đại tướng, với hàng ngàn bức ảnh, ông vẫn vô cùng xúc động khi nhìn lại những khoảnh khắc đời thường bình dị của vị tướng huyền thoại. Sự vĩ đại của Đại tướng chính là ở sự bình dị, đơn sơ, gần gũi ấy.
"Đại tướng của chúng ta không chỉ là vị tướng lừng danh, trí dũng song toàn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, một nhà văn hóa lớn mà Đại tướng rất đam mê nghệ thuật, yêu âm nhạc và say mê nhiếp ảnh đến lạ lùng” - Đại tá Trần Hồng chia sẻ.
Theo Đại tá Trần Hồng, trên thế giới có nhiều tướng tài nhưng họ thiên về mặt quân sự và khó ai có thể sánh với Võ Nguyên Giáp bởi chất nhân văn của ông. "Vậy nên từ lúc bước vào con đường binh nghiệp cho đến khi ông trở về với đất mẹ, lòng dân luôn hướng về Tướng Giáp” - Đại tá Trần Hồng nhấn mạnh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25.8.1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước.
Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng khởi đầu từ năm 1944, với sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Từ 34 chiến sĩ đầu tiên "từ nhân dân mà ra", đội quân đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã trải qua những năm tháng "chiến đấu trong vòng vây" của kẻ thù; trưởng thành vượt bậc qua từng trận đánh, từng chiến dịch; và đánh bại thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Người đàn ông dừng xe máy giữa đường rồi bất ngờ dùng búa tạ đập phá biển chỉ dẫn giao thông trên đường Nguyễn Văn Cừ (phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).
Hà Nội - Từ tháng 3 đến nay, Công an thành phố đã bắt giữ loạt cán bộ cấp huyện, xã để làm rõ hành vi nhận hối lộ liên...
Để mở rộng thi công các đoạn ga ngầm và đường dẫn lên xuống, liên ngành Hà Nội vừa đồng ý để các đơn vị thi công thực hiện rào chắn và tổ chức lại giao thông trên đường Trần Hưng Đạo và các tuyến phố lân cận. Riêng trên phố Trần Hưng Đạo đã có 3 đoạn tổ chức giao thông đi 1 chiều từ tối 12/5.
Sáng 12/5, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên án phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Xuyên Việt Oil). HĐXX chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Theo đó, ông Thọ được giảm án từ 15 xuống 14 năm tù về tội Nhận hối lộ, giảm từ 13 xuống 7 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt, ông Thọ...
Trà Vinh - Chi nhánh Công Ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam tại Trà Vinh tưng bừng tổ chức chuỗi hoạt động thể thao mừng Tháng Công nhân 2025.
Máy bay VJ1149 trượt khỏi đường băng và va vào đèn lề khiến hai lốp bị hỏng sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Đặng Đình Bình, tổng giám đốc nhiều công ty dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ ở TP HCM và Bình Dương, bị cảnh sát bắt sau 24 năm trốn truy nã vì bỏ trốn khỏi trại giam.
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 hàng năm không chỉ là dịp để tôn vinh những đóng góp của tầng lớp công nhân mà còn là cơ hội để nhắc nhở chúng ta về những cuộc đấu tranh lịch sử của phong trào lao động quốc tế. Mặc dù đây là ngày lễ quan trọng được mong đợi vì mọi người được nghỉ làm và hưởng nguyên lương nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tại sao ngày 1/5 lại được chọn làm Ngày Quốc tế Lao động. Nguồn gốc Ngày Quốc tế Lao động Vào cuối thế kỷ 19, thời...
Nghệ An - Các trụ sở công dôi dư sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc khai thác hiệu quả, tránh lãng phí.