Vào cuối thế kỷ 19, thời kỳ công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu, các điều kiện làm việc của công nhân vô cùng khó khăn và gian khổ. Họ thường phải làm việc từ 10 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện tồi tệ mà không có các biện pháp bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động. Điều này thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi quyền lợi cho người lao động, với một trong những yêu cầu chính là giảm giờ làm xuống còn 8 tiếng mỗi ngày.
Sự kiện tạo nên bước ngoặt trong phong trào lao động diễn ra vào ngày 1/5/1886 tại Chicago, Mỹ. Hàng chục nghìn công nhân xuống đường biểu tình đòi hỏi giảm giờ làm việc xuống 8 tiếng mỗi ngày.
Các cuộc biểu tình tại Chicago bị đàn áp nặng nề nhưng vẫn diễn ra ngày càng quyết liệt. Hai ngày sau, hơn 6.000 công nhân tổ chức bãi công, mít tinh, biểu tình nhưng bị cảnh sát đàn áp; 9 công nhân bị giết, 50 người bị thương nặng, gây chấn động thành phố.
Đỉnh điểm của phong trào là vào ngày 4/5/1886, khi một cuộc mít tinh khổng lồ diễn ra để phản đối sự đàn áp của cảnh sát, dẫn đến hơn 200 người chết và bị thương, và nhiều người đấu tranh bị bắt giam.
Hơn 1 năm sau đó, nhiều thủ lĩnh của phong trào bị xử tử. Tuy nhiên, cuối cùng, giới chủ cũng phải chấp nhận các yêu sách của công nhân. Báo cáo từ Liên đoàn Lao động Mỹ đã ghi nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ và toàn diện trong giới công nhân như vậy."
3 năm sau "thảm kịch" Chicago, vào ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II, dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, đã thông qua nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản trên toàn thế giới. Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, biểu tượng cho ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày hội của nhân dân lao động toàn cầu.
Lần đầu tiên Ngày Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức trên quy mô quốc tế là vào năm 1890. Đến năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) trở thành quốc gia đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày này. Từ đó, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 dần được nhiều quốc gia công nhận và thực hiện.
Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức vào năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại Hà Nội với sự tham gia của 20 vạn nhân dân lao động.
Ngày 1/5 là cơ hội để biểu dương sức mạnh và ý chí kiên cường của lực lượng lao động trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây là ngày của mọi tầng lớp lao động, không phân biệt nghề nghiệp hay quốc gia, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và đoàn kết trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, nơi mọi người được sống và làm việc với những quyền lợi và điều kiện tốt nhất.
Đây là cơ hội để thế giới cùng nhau khẳng định cam kết vững chắc đối với những giá trị của lao động và vai trò của nó trong việc xây dựng một tương lai tươi sáng. Những hoạt động kỷ niệm và các cuộc mít tinh diễn ra vào ngày này phản ánh sâu sắc lòng biết ơn và sự tri ân đối với những đóng góp quan trọng của người lao động.
Dù đối mặt với những thách thức mới trong bối cảnh phát triển kinh tế và công nghệ hiện đại, tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động 1/5 vẫn tiếp tục là nguồn động lực quan trọng thúc đẩy lực lượng lao động toàn cầu hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và xã hội thịnh vượng.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.