HĐXX chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Theo đó, ông Thọ được giảm án từ 15 xuống 14 năm tù về tội Nhận hối lộ, giảm từ 13 xuống 7 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt, ông Thọ phải chấp hành 21 năm tù, giảm 7 năm so với bản án sơ thẩm.
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil được giảm từ 19 còn 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Mức án 11 năm tù về tội Đưa hối lộ được giữ nguyên. Tổng hợp hình phạt, bà Hạnh lĩnh 28 năm tù, giảm 2 năm so với sơ thẩm.
Liên quan vụ án, HĐXX cũng giảm nhẹ cho một số bị cáo: Nguyễn Thị Như Phương (nguyên Phó giám đốc Xuyên Việt Oil) từ 6 xuống 5 năm tù; Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) từ 7 xuống 5 năm tù; Hoàng Anh Tuấn (cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước) từ 7 xuống 5 năm tù; Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) từ 6 xuống 4 năm 6 tháng tù.
Riêng bị cáo Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, bị tuyên y án 4 năm tù về tội Nhận hối lộ.
HĐXX nhận định các bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước, tài chính, cấp phép kinh doanh... nhưng đã lợi dụng chức vụ để trục lợi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.
Bản án sơ thẩm được đánh giá phù hợp với tính chất và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm, các bị cáo thể hiện thái độ thành khẩn, tích cực khắc phục hậu quả nên được xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân văn của pháp luật.
HĐXX nhận định, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo cấp dưới không nộp quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), lập 81 báo cáo sai sự thật để chiếm đoạt 219 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty này đã thu hộ Nhà nước 1.244 tỷ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường nhưng Hạnh không nộp vào ngân sách mà sử dụng vào mục đích cá nhân.
Hành vi của các bị cáo bị xác định gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng. Đáng chú ý, bà Hạnh còn đưa hối lộ cho nhiều cán bộ ở Bộ Công Thương, Cục Thuế và cả cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khiến nhiều cán bộ bị xử lý.
Để khắc phục hậu quả, bị cáo Hạnh đã giao nộp toàn bộ tài sản kê biên. Riêng ông Lê Đức Thọ đồng ý dùng 3 trong số 133 sổ tiết kiệm bị tạm giữ (trị giá hơn 14 tỷ đồng) để khắc phục hậu quả. Trước khi tòa tuyên án, gia đình ông Thọ nộp thêm tổng 15 tỷ đồng bằng tiền mặt. Các bị cáo còn lại cũng chủ động bồi thường một phần thiệt hại.
Tháng 11/2024, tại phiên tòa sở thẩm, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre) 15 năm tù về tội Nhận hối lộ và 13 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hình phạt 28 năm tù.
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị tuyên 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và 11 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt 30 năm tù. Cấm bị cáo hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trong 2 năm.
Bị cáo Nguyễn Thị Như Phương, Phó giám đốc Xuyên Việt Oil bị tuyên phạt 6 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ở tội Nhận hối lộ, HĐXX tuyên phạt: bị cáo Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục thuế TP.HCM) 6 năm tù; bị cáo Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) 3 năm tù.
Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù treo đến 7 năm tù về tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.