Nguyễn Thị Hà Thành, chủ mưu vụ lừa 433 tỷ đồng, xin giảm nhẹ án tù chung thân, trong khi các "đại gia" không được tòa sơ thẩm tuyên trả lại tiền cùng kháng cáo nội dung này.
Phiên phúc thẩm vụ án 17 cán bộ ngân hàng tiếp tay siêu lừa 433 tỷ đồng dự kiến được TAND cấp cao mở trong 3 ngày 24-26/1, xét kháng cáo của 13 trong tổng số 26 bị cáo.
Chủ mưu Nguyễn Thị Hà Thành, người lĩnh án chung thân vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 8 cựu cán bộ của ba ngân hàng NCB, PVCombank và VietAbank cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Họ bị truy tố ở một trong hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng, bị cấp sơ thẩm tuyên 30 tháng tù (án treo) đến 18 năm tù.
Bốn người kháng cáo còn lại, bị tuyên 15 tháng tù (án treo) đến 30 tháng tù cho tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Ngoài kháng cáo của những bị cáo này, cả ba ngân hàng liên quan và 5 đại gia không được tòa sơ thẩm tuyên trả lại sổ tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng, cũng có đơn kháng cáo về phần dân sự.
10 tháng trước, bản án sơ thẩm của TAND Hà Nội xác định bị cáo Hà Thành, 40 tuổi, được 17 cựu cán bộ ngân hàng tiếp tay trong việc lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu với nhiều đại gia, hứa trả lãi suất cao. Thành sau đó giả mạo chữ ký của đại gia để cầm cố sổ, vay tiền ba ngân hàng VietAbank, PVcombank và NCB.
Hành vi của các bị cáo đã khiến NCB thiệt hại 47,5 tỷ đồng, PVcombank 49,4 tỷ đồng, VietAbank hơn 273 tỷ đồng và 4 cá nhân 63 tỷ đồng, tổng cộng 433 tỷ đồng.
Quá trình bị xét hỏi tại tòa, Hà Thành thừa nhận đã thông qua mối quan hệ với nhân viên ba ngân hàng trên để tìm khách VIP rồi thỏa thuận đứng tên đồng sở hữu sổ tiết kiệm với họ. Các trao đổi giữa ngân hàng và những khách VIP này thế nào, Thành không biết.
Giải thích những vi phạm này, một số bị cáo thuộc NCB và PVcombank nói năng lực chuyên môn chưa tốt. Số khác khẳng định làm đúng quy định, chỉ "hơi thiếu trách nhiệm".
Phần lớn cựu nhân viên VietAbank nói "buộc phải làm sai" dưới áp lực bị dọa đuổi việc. Còn các "sếp" của họ phủ nhận ép nhân viên làm trái quy định, khai chỉ làm việc vì lợi ích chung của ngân hàng, hết lòng làm vừa ý khách VIP Hà Thành.
Trước việc các tài sản hàng trăm tỷ đồng bị ba ngân hàng phong tỏa, các đại gia là bị hại và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đề nghị ngân hàng trả lại. Họ cho rằng đồng ý góp tiền vào sổ tiết kiệm đồng sở hữu với Hà Thành do tin tưởng lời đảm bảo các nhân viên ngân hàng song cuối cùng lại bị phản bội, dẫn đến mất tiền.
Các khách VIP này nói đã thực hiện đúng thủ tục với ngân hàng, vì thế phải được trả lại sổ tiết kiệm.
Đại diện ba ngân hàng đồng loạt xin thay đổi tư cách tố tụng, từ bị hại sang người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Họ cho rằng quan hệ giữa Thành và các đại gia là quan hệ vay tiền, hứa hẹn trả lãi cao. Các ngân hàng chỉ là "nơi trung chuyển khoản tiền", như diễn đạt của VietAbank.
Phía ngân hàng cho rằng Hà Thành phải bồi thường cho các đại gia; còn sổ tiết kiệm là "công cụ phạm tội", cần được ngân hàng giữ lại.
Song tòa phán quyết, Hà Thành phải có nghĩa vụ trả cho ba ngân hàng NCB, VietAbank và PVcombank lần lượt 47,5 tỷ đồng, 274 tỷ đồng và 50 tỷ đồng cùng hàng chục tỷ đồng cho các bị hại.
Hàng trăm tỷ đồng trong các sổ tiết kiệm của 8 đại gia liên quan vụ án được xếp vào hai "số phận" đối ngược: được toà tuyên buộc ngân hàng trả lại cho chủ, hoặc tiếp tục giao ba ngân hàng tạm quản lý để đảm bảo thi hành án.
Sự khác biệt trên phụ thuộc vào yếu tố then chốt: Các đại gia có hay không quan hệ vay nợ với Hà Thành.
Các sổ tiết kiệm tòa tuyên ba ngân hàng được tiếp tục tạm quản lý là 122 tỷ đồng đứng tên vợ chồng đại gia Đặng Nghĩa Toàn cùng hàng chục tỷ đồng của 4 đại gia đứng tên đồng sở hữu với Thành.
Tòa đánh giá 5 đại gia này đưa sổ cho Thành quản lý vì "ham tiền thưởng hứa hẹn", nên có cơ sở xác định "số tiền ông Toàn đứng tên tại 3 ngân hàng là tiền họ cho Thành vay". Lời khai của những đại gia này về việc gửi tiền đồng sở hữu với Thành để hưởng lãi cao là không có căn cứ, bản án nhận định
Tòa đánh giá, bản chất việc gửi tiền vào ngân hàng của các đại gia là để ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay Thành, khi cô ta không trả được nợ. Do vậy, đây là hợp đồng giả cách che giấu quan hệ vay nợ giữa các đại gia và Thành.
Dù không được trả lại tiền, 5 đại gia này đều được toà dành quyền khởi kiện trong một vụ kiện dân sự khác về số tiền được xác định có quan hệ vay nợ với siêu lừa Hà Thành.
Ba đại gia còn lại được toà tuyên buộc VietAbank trả lại tiền, không phong toả sổ tiết kiệm, với lý do số tiền họ đồng sở hữu với Thành không phải quan hệ vay nợ. VietAbank vì thế có nghĩa vụ phải trả lại cho các đồng sở hữu với Hà Thành các sổ tiết kiệm tổng 80 tỷ đồng, kèm lãi suất, không được phong toả các sổ này, phải trả nếu khách yêu cầu. Nếu ngân hàng không thực hiện, người này có quyền khởi kiện VietAbank tại vụ án dân sự khác.
Thanh Lam
Đồng Nai - Theo ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Lao Động, cơ sở điện năng lượng mặt trời mái nhà 'khủng' thuộc ấp 2, xã Tà Lài,...
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã bắt thêm 2 nghi phạm liên quan đến hoạt động “bảo kê” trên vùng biển của Kiên Giang. Nhóm này được cho là hoạt động phạm tội trên biển từ huyện An Minh đến huyện Kiên Lương.
Hầm Đèo Bụt dài 1km với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, thuộc dự án cao tốc Vũng Áng – Bùng do Tập đoàn Sơn Hải thi công. Đây là công trình hầm đường bộ xuyên núi duy nhất trong chiều dài hơn 107 km tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Hầm Đèo Bụt xuyên qua dãy núi Đồng Nang, phía Bắc thuộc xã Kỳ Lạc, phía Nam ở xã Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh). Để kịp tiến độ thi công, trong hầm có hơn 100 kỹ sư, công nhân cùng dàn máy khoan...
Ngày 24/5, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tạm giữ Phùng Trí Dũng (SN 2003, trú tại Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) để điều tra hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, tối 17/5, do cần tiền tiêu xài cá nhân nên Dũng lấy trộm chiếc xe máy Honda Vision của anh họ đang để ở nhà mang đi cầm cố ở ngõ 163 Phạm Văn Đồng được 4,4 triệu đồng. Đến khoảng 21h cùng ngày, Dũng tiếp tục mang chiếc xe máy Honda Vision chưa đăng ký của gia đình đi cầm cố với giá 15...
Nhiều phụ huynh đã phải đi lại ngược xuôi, thậm chí phải nghỉ việc để đi xin xác nhận cư trú cho con theo yêu cầu của nhà trường
Công an tỉnh Hải Dương vừa tạm giữ Trần Văn Dương (39 tuổi, thợ lái máy xúc) để điều tra làm rõ hành vi dùng dao chém nhiều người, khiến 3 người thương vong tại phường Thái Thịnh, thị xã Kinh Môn.
Ngày 14/4, thí sinh tại Việt Nam có thể đăng kí thi lại 1 kĩ năng trong bài thi IELTS của Hội đồng Anh.
1. Ngôi chùa nào nằm trên tảng đá dát vàng, phá vỡ mọi quy luật trọng lực? A Chùa Kyaikhtiyo Kyaikhtiyo là ngôi chùa cổ, tọa lạc bên trên một hòn đá, ở độ cao 1.100 m so với mực nước biển. Chùa gần thị trấn Kyaikto, quận Thaton, Myanmar, cách trung tâm thành phố Yangon khoảng 210 km. Theo tiếng người Mon, Kyaik nghĩa là chùa và Htiyo là “cái đầu của vị tu sĩ”. Kyaikhtiyo có nghĩa là “ngôi chùa được đặt trên cái đầu vị tu sĩ”. Chùa còn được gọi...
Kết luận điều tra xác định bị cáo Lê Thị Dung đã quy đổi các nội dung học cao cấp lý luận chính trị, trực Hè... ra tiết dạy để thanh toán tiền thừa giờ trái quy định của pháp luật trên 103 triệu đồng.