Đại biểu tranh luận về đổi tên Luật Căn cước công dân

11:10 28/08/2023

TPO - Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) đồng tình với tên gọi là Luật Căn cước công dân. Đại biểu cho rằng, luật này phục vụ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và đối tượng là công dân Việt Nam, và trong Hiến pháp cũng có nhiều điều khoản nhắc đến từ “công dân”.

Xác định khái niệm về “quê quán” cho phù hợp

Sáng 28/8, các đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về một số nội dung lớn của dự thảo Luật Căn cước.

Về tên gọi, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên- Huế) cho rằng, nên đổi tên dự án luật thành Luật Căn cước, tuy nhiên cần rà soát, phân tích, tích hợp các nội dung đã được nêu trong ưu điểm của phương án tên gọi Luật Căn cước công dân, đồng thời cần khắc phục những hạn chế của phương án đã chọn bằng chính những chế định, điểm, khoản, điều trong dự thảo luật. Đặc biệt là các hạn chế về thủ tục hành chính, lãng phí ngân sách, chi phí xã hội khi thay đổi các giấy tờ liên quan.

Tiền Phong Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam). 1

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam).

Nữ đại biểu cũng quan tâm đến khái niệm “người gốc Việt” đã được bổ sung vào dự thảo. Theo đó, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là người đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ là công dân Việt Nam hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam, nhưng chưa xác định được quốc tịch. Đại biểu cho rằng, quy định như vậy sẽ gây ngộ nhận, vì vậy, cần bổ sung, sửa đổi để thể hiện rõ ràng hơn nội dung về quan hệ thân tộc đối với khái niệm này.

Về tên gọi, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) đồng tình với tên gọi là Luật Căn cước công dân. Đại biểu cho rằng, luật này phục vụ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và đối tượng là công dân Việt Nam, và trong Hiến pháp cũng có nhiều điều khoản nhắc đến nhiều từ “công dân”. Đối tượng công dân Việt Nam nằm trong quy định pháp luật của Việt Nam, còn những đối tượng chưa rõ quốc tịch, người gốc Việt còn liên quan đến quyền con người và đến các đối tượng khác.

Do đó, đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị cần đánh giá toàn diện tên gọi của luật này và cân nhắc kỹ hơn có nên đưa một bộ phận nhỏ vào trong luật này hay không, cần xem xét có phù hợp và đồng bộ với các điều ước quốc tế và các yếu tố khác hay không? Về thông tin của công dân, đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị làm rõ hơn: Nơi tạm trú, nơi thường trú và nơi ở hiện nay. Đồng thời cần xác định khái niệm về “quê quán”, cần xem xét thêm quy định như thế nào để phù hợp với thực tiễn.

Vấn đề đời tư là bất khả xâm phạm

Về vấn đề bảo mật, cho rằng đây là vấn đề đời tư và bất khả xâm phạm, đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị quy định những thông tin, điều khoản trong dự thảo luật cần phải phù hợp với yêu cầu quản lý và vẫn đảm bảo đời tư, quyền con người, quyền công dân (vì hiện nay trong thực tế vẫn còn hiện tượng lộ lọt thông tin cá nhân).

Tiền Phong Đại biểu Lò Thị Luyến (Điện Biên). 1

Đại biểu Lò Thị Luyến (Điện Biên).

Trong khi đó, đại biểu Lò Thị Luyến (Điện Biên) thống nhất gọi tên luật là Luật Căn cước, bởi các đối tượng điều chỉnh trong dự thảo luật này gồm có người gốc Việt Nam sinh sống tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên. Đại biểu cho rằng, cần giải thích rõ về khái niệm “người gốc Việt Nam” trong phần giải thích từ ngữ.

Theo đại biểu, tại khu vực biên giới, có những trường hợp không phải người gốc Việt, mà là cư dân của các nước lân cận sang, ta có nên cấp giấy chứng nhận, căn cước cho họ hay không? Đại biểu cho rằng vấn đề này cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề nghị cân nhắc việc bổ sung quá nhiều thông tin vào dữ liệu căn cước. Bởi dự thảo luật lần này yêu cầu bổ sung rất nhiều thông tin của công dân, trong đó có cả thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, mống mắt, ADN, giọng nói... Theo đại biểu, đây là những thông tin có tính bảo mật cao nhất của công dân nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), mặc dù một số đại biểu cho rằng việc đổi tên thẻ sẽ gây tốn kém ngân sách, tuy nhiên, dự thảo quy định những người đã được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip không nhất thiết phải đổi thẻ. Đại biểu cho rằng việc này sẽ không gây tốn kém như lo lắng của các đại biểu. Mặt khác, phạm vi điều chỉnh của thẻ căn cước cũng bao quát được đối tượng áp dụng của luật bao gồm công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa được xác định quốc tịch.

Tiền Phong Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). 1

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp).

Đây là vấn đề mới, phù hợp và cần thiết. Do đó, đại biểu cho rằng, việc đổi tên là thẻ căn cước hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Đại biểu Phạm Văn Hoà cũng bày tỏ thống nhất với việc cần thiết cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cũng cho rằng, tên gọi Luật Căn cước phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng quy định trong dự thảo luật, gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Việc bổ sung đối tượng áp dụng là cần thiết cho công tác quản lý con người, an ninh trật tự, mang tính nhân văn sâu sắc.

Theo đại biểu, các đối tượng người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch tuy có số lượng không nhiều, nhưng đang hiện hữu, sinh sống, là một phần của cộng đồng, phần nhiều là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, người nghèo, không nghề nghiệp, không nhà cửa…

“Nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng, thì những người đó sẽ đứng bên lề xã hội, không được hưởng chế độ an sinh, dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội”, bà Nga cho hay.

Có thể bạn quan tâm
Cầu vượt sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên trước ngày chính thức thông xe

Cầu vượt sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên trước ngày chính thức thông xe

11:00 06/10/2023

Cầu Huống Thượng sẽ chính thức được thông xe vào giữa tháng 10 tới đây, đúng dịp kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập TP Thái Nguyên . Đây cũng...

Tuyên Quang: Bắt tạm giam 3 đối tượng về tội giả mạo trong công tác

Tuyên Quang: Bắt tạm giam 3 đối tượng về tội giả mạo trong công tác

19:40 05/07/2023

N.X.Q đã cấu kết với Đ.T.T và Đ.D.T cùng một số đối tượng tạo dựng khống, không đúng quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số hộ gia đình, cá nhân ở xã Sơn Nam.

Lý do nhà khoa học nữ vĩ đại nhất mọi thời đại trượt giải Nobel dù đề cử 49 lần

Lý do nhà khoa học nữ vĩ đại nhất mọi thời đại trượt giải Nobel dù đề cử 49 lần

09:00 15/05/2023

Lise Meitner là nhà vật lý lỗi lạc, đã có những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực vật lý hạt nhân, đặc biệt là công trình khám phá ra sự phân hạch hạt nhân. Thành tích của bà phản ánh nỗ lực phi thường khi Meitner phải đối mặt với nạn phân biệt giới tính và chủng tộc trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình. 'Marie Curie của Đức' Nhà bác học Albert Einstein từng trìu mến gọi Meitner là 'Marie Curie của chúng ta', theo The Washington Post. Lise...

Nghi án con trai đánh cha ruột tử vong ở TPHCM

Nghi án con trai đánh cha ruột tử vong ở TPHCM

23:10 17/04/2024

Cơ quan công an đang điều tra, làm rõ vụ người đàn ông ở huyện Hóc Môn (TPHCM) tử vong, nghi bị con trai đánh.

Dân nhậu ở TPHCM về nhà như nào sau mỗi cuộc 'chén chú chén anh'?

Dân nhậu ở TPHCM về nhà như nào sau mỗi cuộc 'chén chú chén anh'?

20:00 17/12/2023

Trong đợt cao điểm kiểm tra nồng độ cồn của CSGT, nhiều dân nhậu tại TPHCM đã đặt xe ôm, thuê người lái xe hộ hoặc gửi xe qua đêm tại quán thay vì tự lái xe về nhà như trước.

Phạm nhân trốn khỏi trại giam Mỹ Phước lãnh 2 năm 6 tháng tù

Phạm nhân trốn khỏi trại giam Mỹ Phước lãnh 2 năm 6 tháng tù

12:20 19/04/2024

Phạm nhân Hưng cho biết nguyên nhân trốn trại khỏi trại giam Mỹ Phước là do muốn thăm bà ngoại 80 tuổi ở tỉnh Gia Lai.

Sở GDĐT Long An khuyến cáo nạn giả giáo viên gọi điện lừa đảo phụ huynh

Sở GDĐT Long An khuyến cáo nạn giả giáo viên gọi điện lừa đảo phụ huynh

11:30 09/03/2023

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An khuyến cáo về thủ đoạn gọi điện cho phụ huynh học sinh để lừa đảo.

Biến động điểm chuẩn ngành Y khoa trong 3 năm gần đây

Biến động điểm chuẩn ngành Y khoa trong 3 năm gần đây

10:10 30/01/2024

Y khoa là ngành học nhận về nhiều sự quan tâm của thí sinh cũng như các bậc phụ huynh trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, số lượng trường đại học được phép đào tạo ngành học này vẫn đang hạn chế. Dưới đây thông tin chuẩn điểm chuẩn trong 3 năm gần đây nhất của 20 trường đại học top đầu đào tạo ngành Y khoa, thí sinh có thể tham khảo thêm để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất. STT Tên trường Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 1 Trường Đại học Y Hà...

Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng

Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng

07:00 31/03/2023

Chung cảnh ngộ không người thân, ông Thành và bà Thuỷ tìm thấy sự đồng cảm rồi dọn về ở chung. Suốt hơn 50 năm qua, cặp vợ chồng nghèo dựa vào nhau mà sống, trôi dạt khắp các con ngõ của thủ đô rồi chọn cho mình nơi gầm cầu Long Biên là điểm dừng chân cuối cùng. Đối với ông, sự xuất hiện của bà là niềm động lực duy nhất khiến ông đi hết quãng đời còn lại.

Co loi xay ra
Co loi xay ra