Luật sư của cựu Thủ tướng Sharif nêu rõ Tòa án Islamabad đã cho phép thân chủ của ông được bảo lãnh cho đến ngày 24/10 tới, do đó ông Sharif không thể bị bắt khi về nước vào ngày 21/10.
Ngày 19/10, một tòa án tại Pakistan đã cho phép bảo lãnh tại ngoại đối với cựu Thủ tướng nước này Nawaz Sharif - người đã bị kết án tham nhũng và hiện sống lưu vong tại Anh.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh ông Sharif dự kiến về nước vào cuối tuần này.
Luật sư của cựu Thủ tướng Sharif, ông Amjad Pervaiz, nêu rõ Tòa án Islamabad đã cho phép thân chủ của ông được bảo lãnh cho đến ngày 24/10 tới, do đó ông Sharif không thể bị bắt khi về nước vào ngày 21/10.
Ông Nawaz Sharif, 69 tuổi, từng 3 lần đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Pakistan. Năm 2018, ông bị kết án 7 năm tù giam về tội tham nhũng. Ông đã phủ nhận mọi tội danh, cho rằng các cáo buộc chống lại ông mang động cơ chính trị.
Tháng 10/2019, ông Sharif đang trong thời gian chấp hành án nhưng được Thủ tướng Pakistan khi đó là ông Imran Khan cho phép sang Anh chữa bệnh sau khi có lệnh của tòa án.
Năm 2020, một tòa án xét xử tham nhũng ở Pakistan phát lệnh bắt giữ ông Sharif sau khi ông không về nước trình diện tòa.
Ngày 19/10, tòa án này đã đình chỉ lệnh bắt giữ ông cho đến ngày 24/10, trong khi Tòa án Islamabad cũng cho phép bảo lãnh ông đến ngày 24/10.
Các nguồn tin cho biết tuần trước, ông Sharif đã từ London sang Saudi Arabia, dự kiến ông sẽ về nước ngày 21/10 và cùng ngày sẽ đến thành phố Lahore để phát biểu tại một cuộc míttinh được tổ chức ở một công viên./.
Các hoạt động giao lưu hữu nghị thanh niên tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là hoạt động ý nghĩa hướng tới Năm giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc và 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950-18/1/2025).
Cố vấn của ông Trump muốn xếp thành viên NATO không đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng vào 'cấp thấp', không được hưởng chính sách phòng thủ tập thể của khối.
Ngày 5/6, Thanh tra Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị ‘Phổ biến pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao’.
Hải quân Ukraine thông báo phóng tên lửa Neptune nhằm vào tàu đổ bộ Konstantin Olshansky, vài ngày sau khi tuyên bố tập kích hai chiến hạm Nga ở Crimea.
Ngày 4/1, hãng tin AP dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Serbia cho hay, bộ này sẽ thúc đẩy một sáng kiến nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ quốc gia.
Ngày 6/6, Tổng thống Joe Biden tuyên bố không ân xá con trai là ông Hunter Biden và sẽ chấp nhận kết quả phiên tòa liên bang xét xử con trai ông liên quan tới vấn đề súng.
Xe công binh phá mìn M1132 với lớp giáp mỏng trở thành điểm yếu lớn nhất trong Lữ đoàn 82, đơn vị chủ lực trong chiến dịch phản công của Ukraine.
Ngày 30/3, theo thông tin Bộ Quốc phòng Ukraine công bố, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Rustem Umerov và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã điện đàm về sự cần thiết phải tăng cường khả năng phòng không cho Kiev.
Sau thời gian bận rộn với cuộc bầu cử địa phương, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dự kiến nối lại các chuyến công du nước ngoài và đón tiếp lãnh đạo từ nhiều nước trên thế giới.