Ngày 4/1, hãng tin AP dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Serbia cho hay, bộ này sẽ thúc đẩy một sáng kiến nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ quốc gia.
Thúc đẩy sáng kiến 'không bất ngờ', Serbia khẳng định không chuẩn bị cho xung đột. (Nguồn: Serbia MOD) |
Serbia muốn bổ sung và trẻ hóa lực lượng tại ngũ cũng như dự bị. (Nguồn: Serbia MOD) |
Cụ thể, Serbia muốn khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc do Bộ Tổng tham mưu quân đội quốc gia Tây Balkan này khởi xướng.
Theo cơ quan này, để tăng cường sức mạnh phòng thủ quốc gia, Serbia cần phải bổ sung và trẻ hóa lực lượng tại ngũ và dự bị. Mục tiêu này có thể đạt được hiệu quả cao nhất bằng cách tái áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Tin liên quan |
Xu thế bất ổn 2024 Xu thế bất ổn 2024 |
Nhấn mạnh sáng kiến này "không bất ngờ", Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic cho biết, bộ của ông sẽ trình đề xuất về thời gian nghĩa vụ bắt buộc kéo dài trong 4 tháng nói trên lên Tổng thống Aleksandar Vucic, người đồng thời là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Serbia.
Ông Vucevic cho rằng, không nên gọi đề xuất trên là "tái áp dụng chế độ quân dịch" vì Serbia "chưa bao giờ bãi bỏ mà chỉ đình chỉ chế độ này", do đó đề xuất trên thực chất là "bãi bỏ việc đình chỉ".
Theo quan chức Serbia, việc bổ sung biên chế quân đội là cần thiết vì đã 13 năm qua, quốc gia Tây Balkan không có chế độ tòng quân bắt buộc, dẫn đến tình trạng lực lượng dự bị thiếu hụt và hạn chế về năng lực.
Người đứng đầu ngành quốc phòng Serbia nói rõ, đề xuất của Bộ Tổng tham mưu được đưa ra sau khi "xem xét chi tiết về tình hình an ninh chung và những thách thức hiện tại mà Cộng hòa Serbia với tư cách là một quốc gia trung lập về mặt quân sự phải đối mặt".
Ông Vucevic nhấn mạnh, Serbia không chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hay xung đột quân sự nào, song quân đội cần phải đảm bảo được hòa bình, ổn định của đất nước và "quân đội càng mạnh thì đất nước càng hùng cường".
Serbia đã đình chỉ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc kể từ năm 2010.
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được đánh giá là rất quan trọng và có nhiều lý do đặc biệt để chuyến thăm diễn ra vào thời điểm này.
Tổng thống Mexico kêu gọi Mỹ minh bạch thông tin, sau vụ FBI bí mật bắt hai thủ lĩnh cấp cao của băng đảng Sinaloa mà không thông báo.
Chính phủ New Zealand hôm 4/8 nhận định, quân đội nước này cần cải tổ trước những khó khăn như tình trạng trang thiết bị kỹ thuật cũ kỹ, lạc hậu và khó tuyển dụng thêm nhân sự.
Bộ Nội vụ Pháp nâng báo động an ninh lên mức cao nhất sau vụ đâm dao tại trường học ở thị trấn Arras và lo ngại căng thẳng leo thang.
Quân đội Israel được cho là đã phát triển cỗ máy AI có tên Lavender, giúp họ nhanh chóng xác định hàng chục nghìn mục tiêu Hamas để ném bom hủy diệt.
Đại sứ Nguyễn Huy Dũng mong muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Phủ Tổng thống trong các hoạt động thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam-Ai Cập.
Ngày 18/3, trong cuộc gặp Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa Lindsey Graham, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hối thúc Quốc hội Mỹ về việc viện trợ quân sự hàng tỷ USD cho Kiev.
Phe cực hữu Pháp đang nhắm tới cơ hội thành lập chính phủ sau khi được dự báo giành chiến thắng vòng đầu tiên trong kỳ bầu cử quốc hội sớm.
Ngày 27/2, Anh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các đơn vị của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).