Hải quân Ukraine thông báo phóng tên lửa Neptune nhằm vào tàu đổ bộ Konstantin Olshansky, vài ngày sau khi tuyên bố tập kích hai chiến hạm Nga ở Crimea.
"Chiến hạm Konstantin Olshansky từng là tàu đổ bộ cỡ lớn của Ukraine, nhưng bị Nga bắt năm 2014. Con tàu đang trong quá trình cải tạo và đang được chuẩn bị tham gia chiến dịch nhằm vào Ukraine, buộc chúng tôi phải quyết định tấn công bằng tên lửa diệt hạm Neptune", thiếu tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn viên hải quân Ukraine, ngày 26/3 cho biết.
Đại tá Pletenchuk tuyên bố đòn tập kích làm hư hại tàu Konstantin Olshansky và lực lượng Ukraine đang xác định mức độ tổn thất. Ông cho hay chiến hạm này chưa sẵn sàng chiến đấu trước khi vụ tập kích diễn ra.
"Tàu Konstantin Olshansky neo đậu ở vịnh Sevastopol trong suốt 9 năm, chủ yếu để Nga tháo phụ tùng", ông Pletenchuk nói. "Nga sau đó nhận ra họ thiếu hụt tàu đổ bộ Đề án 775, do đó quyết định khôi phục con tàu".
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin mà hải quân Ukraine đưa ra.
Hải quân Ukraine không còn chiến hạm nào và quy mô của quân chủng này bị thu hẹp. Họ nhiều lần tấn công chiến hạm và hạ tầng của Hạm đội Biển Đen của Nga bằng tên lửa diệt hạm, xuồng tự sát và các nhóm biệt kích.
Các đợt tập kích của Ukraine khiến Hạm đội Biển Đen của Nga phải di chuyển một phần khỏi căn cứ ở Sevastopol, bán đảo Crimea. Tuy nhiên, hải quân Nga vẫn tiếp tục cản trở luồng thương mại trên biển của Ukraine và phóng tên lửa tập kích nước này từ Biển Đen.
Vụ tập kích tàu Konstantin Olshansk diễn ra vài ngày sau khi quân đội Ukraine cuối tuần trước tuyên bố đánh trúng hai tàu đổ bộ cỡ lớn Azov và Yamal, cùng thuộc Đề án 775, của hải quân Nga đang neo đậu tại Sevastopol.
Tuy nhiên, ảnh vệ tinh được công bố ngày 25/3 cho thấy tên lửa hành trình của Ukraine dường như đã bị gây nhiễu và rơi xuống cạnh các chiến hạm này. Hiện chưa rõ mức độ hư hại với hai tàu đổ bộ sau đòn tập kích.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)
Ngày 22/7, Mỹ đã đưa một tàu chiến hải quân vào hoạt động tại cảng ở Sydney, Australia. Đây là lần đầu tiên một tàu Hải quân Mỹ được phiên chế ở nước ngoài trong bối cảnh hai đồng minh thân cận này tăng cường quan hệ quân sự.
16 giảng viên, cán bộ đến từ các đơn vị thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Đối ngoại Trung ương, Văn phòng Chính phủ và Bộ Ngoại giao tham dự khai giảng khóa học ngắn hạn 'Chứng chỉ lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế' tại Hải Phòng ngày 30/9.
Dân số Trung Quốc sụt giảm năm thứ hai liên tiếp khi tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, tiềm ẩn thách thức lớn về nhân khẩu học.
Houthi cho biết lực lượng Mỹ, Anh đã tung hơn 70 đòn tập kích vào Yemen, khiến 5 thành viên nhóm vũ trang này thiệt mạng.
Israel ra quyết định đóng cửa văn phòng đại diện, chặn phát sóng Al Jazeera, hãng truyền thông có trụ sở tại Qatar.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã chứng minh tầm quan trọng của máy bay không người lái (UAV) trong chiến tranh hiện đại khi được cả hai bên dùng để trinh sát, nhắm mục tiêu và tấn công.
Ngày 25-7, bão Gaemi quét qua khu vực phía bắc đảo Đài Loan, gây ra ngập lụt và dẫn tới ùn tắc giao thông. Dự báo bão sẽ di chuyển về hướng Trung Quốc đại lục.
Dư luận Ghana chỉ trích gay gắt việc thầy tu 63 tuổi cưới bé gái chưa đủ 16 tuổi dù đã có ba vợ, gọi đây là hành vi tội phạm cần bị xử lý.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Graham kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden trục xuất hàng loạt người di cư với lý do 'nước Mỹ đã đầy'.