Cửu đỉnh - linh khí hội tụ của đất trời và nghệ thuật đúc đồng thế kỷ 19

16:00 07/08/2023

Ngày 1.12.2012, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận 9 chiếc đỉnh thời Nguyễn là Bảo vật Quốc gia theo Quyết định số 1426 /QĐ-TTg. Bộ Cửu đỉnh này đang lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

“Báu vật truyền đời sau”

Cửu đỉnh Nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, phía sau Hiển Lâm Các trong Hoàng Thành (Đại Nội) của kinh thành Huế. Cửu đỉnh đúc từ năm 1835 dưới triều vua Minh Mạng. Sách "Đại Nam thực lục" của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi lại lời chiếu của vua Minh Mạng rằng: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thật to lớn lắm! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa; đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu”.

Đồng thời, vua Minh Mạng cũng căn dặn bộ Công rằng: “Nay đúc đỉnh, khắc các hình tượng sông, núi và mọi vật cũng không cần phải khắc đủ cả, duy phải khắc rõ tên, hiệu và xứ sở để tiện nhận xét. Đó là cái ý người xưa vẽ hình mọi vật”.

Bộ Công đã gấp rút chuẩn bị mọi mặt liên quan đến việc đúc Cửu đỉnh. Tháng 10 năm Ất Mùi, Minh Mạng thứ mười sáu (12.1835) thì khởi công đúc. Công việc đúc và sau đó gia công mất 15 tháng và đến tháng Giêng năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ mười tám (1837) thì hoàn thành.

Ngày 1.3.1837, trong buổi lễ cáo trời đất và tổ tiên để đặt đỉnh ở sân Thế Miếu, vua Minh Mạng còn nói rõ thêm: “Trầm xem xét đời xưa, đúc đỉnh theo hình các vật nhưng đồ cổ ít còn, nhà biên chép truyền nói không đúng, chép ra đều là vạc nấu ăn, còn đỉnh to cao và nặng không những gần đây không có, dẫu ba đời cũng ít nghe thấy. Nay bắt chước người xưa mà lấy ý thêm bớt đúc thành chín đỉnh to, sừng sững đứng cao, to lớn nặng vững, không vết nẻ chút nào, đáng làm của báu, con con cháu cháu, giữ mãi đến không bao giờ hết, vậy thông dụ cho 31 trực tỉnh và thành Trấn Tây đều biết”.

Họa tiết trang trí trên Cửu đỉnh, đỉnh cao của kỹ nghệ đúc đồng thời Nguyễn. Nguồn: Nguyễn Hữu Mạnh

Đỉnh cao của kỹ nghệ đúc đồng truyền thống

Đỉnh là thứ trọng khí được đúc bằng kim loại, thường có hai quai và ba chân nguyên nghĩa là đồ để nấu ăn thời xa xưa. Nhưng đỉnh cũng là tượng pháp để tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ. Cửu đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ. Chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới có bầu 3 chân, ở phần cổ đỉnh bên phải ghi năm đúc đều là Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi (1835), bên trái ghi trọng lượng từng đỉnh có khác nhau.

Hiện nay, Cao đỉnh kê ở chính giữa, là đỉnh duy nhất được đặt nhích lên phía trước 3 mét. Lấy Cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ đỉnh; bên phải lần lượt là Chương đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh. Trải qua hơn 170 năm biến động, Cửu đỉnh vẫn không hề thay đổi vị trí, còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Gia Long. Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Minh Mạng, Chương đỉnh đối diện với án thờ vua Thiệu Trị, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Tự Đức, Nghị đỉnh đối diện với án thờ vua Kiến Phúc, Thuần đỉnh đối diện với án thờ vua Đồng Khánh, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Khải Định, Dụ đỉnh đối diện với án thờ vua Hàm Nghi, Huyền đỉnh đối diện với án thờ vua Duy Tân.

Cửu đỉnh được đúc theo phương thức thủ công truyền thống. Khuôn đúc bằng đất sét cũng được tạo tác thủ công vô cùng tỉ mỉ. Sau khi hoàn thành, tất cả khuôn đúc được phá bỏ để tránh sự sao chép. Tạo hình các đỉnh vô cùng tinh xảo, cũng như các hình khắc, hoa văn, họa tiết trên Cửu đỉnh là một sự đa dạng trong thống nhất, chưa từng có ở các công trình, tác phẩm mỹ thuật đã tồn tại trong lịch sử Việt Nam.

Nhìn chung, hình khối của cửu đỉnh là thống nhất nhưng vẫn có sự khác biệt trong nghệ thuật điêu khắc. Cửu đỉnh có quai đỉnh hình chữ U úp nhưng góc đáy ở các đỉnh Cao, Nhân, Dụ và Huyền thì vuông góc; còn các đỉnh khác thì uốn cong. Cổ của nhiều đỉnh đều có hình lòng máng nhưng đỉnh Cao, Dụ lại để thẳng. Chân của Dụ đỉnh được tạo đáy thẳng hơi chếch, còn ở các đỉnh khác đều cong dạng chân quỳ.

Mỗi đỉnh có 18 mảng hình chạm khắc, mỗi mảng chạm khắc lại lại trang trí tinh xảo theo một kiểu riêng, tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời Nhà Nguyễn. Ở mỗi đỉnh cũng có sự khác nhau về các motif cũng như cách sử dụng hình tượng và cách sắp xếp các bố cục khác nhau.

Các mảng chạm khắc chia làm ba tầng, mỗi tầng có sáu hình xen kẽ với sáu mảng trống. Tầng giữa được xem là vị trí trung tâm, tầng trên và tầng dưới bố trí lệch đi một khoảng so với tầng giữa. Mảng hình chính ở mặt trước thuộc tầng giữa khắc tên đỉnh với lối chữ chân phương, từng nét mạch lạc, khối chữ vuông vức. Lấy tên đỉnh làm nội dung trang trí chính, đối diện phía sau là các mô hình thể hiện vũ trụ như các tinh cầu hay hiện tượng thiên nhiên kỳ bí, hai bên tên đỉnh là hình các ngọn núi cao và đối diện bên kia là biển cả hay cửa sông, rồi tiếp theo là những dòng sông lớn của cả nước.

Tất cả các hình đều đề tên riêng, cụ thể như tập hình đồ phong cảnh đất nước với những cảnh đẹp nổi tiếng. Tầng trên gồm 5 loại thể hiện trên mặt đất: chim, rồng, hoa quả, lúa đậu, cây thuốc, tổ yến; tầng dưới gồm 5 loại thuộc về đất và nước: rùa, cá, tàu thuyền, vũ khí, đồ vật.

Cửu đỉnh hiện đặt ở trước sân Thế Miếu trong Hoàng thành Huế. Nguồn: Nguyễn Hữu Mạnh

Sự hội tụ linh khí của đất trời

Cửu đỉnh góp phần quan trọng trong nghiên cứu và nhận thức về kỹ thuật đúc đồng thời Nguyễn thế kỷ 19. Chín chiếc đỉnh này được xem như là mong ước hoà hợp với đất trời, ước vọng về sự vĩnh cửu, trường tồn mãi của triều Nguyễn với thời gian. Cửu đỉnh còn là sự hội tụ linh khí của đất trời, điều này được thể hiện ở hình dạng cổ thắt, phần thân phình rộng để chứa đựng những tinh tuý đó, bộ chân quỳ to khỏe vững chãi, chắc chắn được xem là bệ đỡ để gánh tất cả các biểu tượng được coi là tinh hoa của đất nước.

Bộ Cửu đỉnh như là một bộ “Dư địa chí” được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình của nước ta ở thế kỷ 19 với những hoạt cảnh khắc hoạ tuy không đầy đủ nhưng rất điển hình. Cửu Đỉnh là một minh chứng cho sự phát triển và thăng hoa của nghệ thuật đúc đồng thời điểm hiện tại. Những công trình đúc đồng đã cho thấy một thái độ làm việc tỉ mẩn, cẩn trọng của các nghệ nhân đúc đồng ở Huế.

Có thể bạn quan tâm
Thi vào lớp 10 tại Hà Nội như 'canh bạc'

Thi vào lớp 10 tại Hà Nội như 'canh bạc'

10:40 05/07/2024

Nhiều phụ huynh cho rằng, cách thức đặt nguyện vọng xét tuyển trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội như hiện nay không khác...

Giáo viên dạy lái xe có nồng độ cồn: Được hay không?

Giáo viên dạy lái xe có nồng độ cồn: Được hay không?

07:20 20/08/2023

Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trên xe ô tô gồm 'người lái xe' và 'người được chở trên phương tiện'. Khi tập lái xe, học viên là người lái xe, giáo viên là người được chở.

Diễn biến mới xử lý dự án điện mặt trời 450MW và đường dây 500kV của Trung Nam

Diễn biến mới xử lý dự án điện mặt trời 450MW và đường dây 500kV của Trung Nam

10:10 18/02/2024

Phần công suất 172MW của dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam đã được huy động theo khung giá điện chuyển tiếp, trong khi việc chuyển giao đường dây 500kV vẫn đang chờ hướng dẫn.

Bộ đội Biên phòng bắt tội phạm truy nã đi trên tàu cá ở Kiên Giang

Bộ đội Biên phòng bắt tội phạm truy nã đi trên tàu cá ở Kiên Giang

16:40 23/10/2023

Quá trình kiểm tra trên tàu cá, Tổ công tác Đồn Biên phòng Tây Yên phát hiện đối tượng Nguyễn Văn Nhựt (thường trú tỉnh An Giang) đang bị truy...

Điều chỉnh quy hoạch bất hợp lý, dân tiếp tục khiếu nại

Điều chỉnh quy hoạch bất hợp lý, dân tiếp tục khiếu nại

14:30 16/03/2023

Đắk Lắk - Hàng chục hộ dân ở thị trấn Ea Pốk tiếp tục yêu cầu UBND huyện, UBND thị trấn xem xét, đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh quy...

Bị cáo Chu Lập Cơ khai muốn giúp SCB vượt khó nên nghe lời vợ

Bị cáo Chu Lập Cơ khai muốn giúp SCB vượt khó nên nghe lời vợ

15:40 08/03/2024

TPHCM - Tại phiên tòa ngày 8.3, bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Trương Mỹ Lan ) khai vì muốn giúp SCB vượt qua khó khăn nên đã...

Thi tốt nghiệp THPT: Lại phát hiện sai sót trong đề thi môn Lịch sử

Thi tốt nghiệp THPT: Lại phát hiện sai sót trong đề thi môn Lịch sử

12:50 14/07/2023

Hôm qua, các địa phương đã chấm xong thi tốt nghiệp THPT. Nhưng đến nay, sai sót trong đề thi môn Lịch sử mới được phát hiện.

Vi phạm đất rừng ở Sóc Sơn: Chưa xử lý xong, biệt thự đã mọc lên ở chỗ khác

Vi phạm đất rừng ở Sóc Sơn: Chưa xử lý xong, biệt thự đã mọc lên ở chỗ khác

15:10 15/08/2023

Những con số thống kê đầu tháng 8.2023 của huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) cho thấy, vi phạm xây dựng vẫn đang diễn ra rầm rộ ở hai điểm...

Bắc Ninh: Hai thanh niên nghi trộm chó bị xe tải đi ngược chiều tông trúng

Bắc Ninh: Hai thanh niên nghi trộm chó bị xe tải đi ngược chiều tông trúng

18:10 24/08/2023

Hình ảnh camera ghi lại vụ 2 thanh niên nghi trộm chó bị xe tải tông trúng ở Bắc Ninh. Chiều 24/8, một lãnh đạo UBND thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe tải khiến 2 thanh niên nghi trộm chó bị thương. Theo vị lãnh đạo này, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 5h sáng cùng ngày (24/8) tại ngã tư thuộc thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 'Hiện tại sức khỏe của các...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới