Đắk Lắk - Hàng chục hộ dân ở thị trấn Ea Pốk tiếp tục yêu cầu UBND huyện, UBND thị trấn xem xét, đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch đất bất hợp lý tại tổ dân phố Toàn Thắng. Việc điều chỉnh quy hoạch bất hợp lý kéo dài khiến bà con điêu đứng suốt từ thời điểm quý II/2022 đến nay.
Dân điêu đứng vì không có chỗ định cư
Anh Phạm Văn Hùng (tổ dân phố Toàn Thắng) cho hay: "Tôi và em ruột có góp tiền mua một lô đất ở tổ dân phố Toàn Thắng với diện tích hơn 200m2. Tôi đang muốn tách ra để sang nhượng cho em mình sử dụng để xây nhà thì không được cơ quan chức năng chấp thuận vì đang vướng quy hoạch.
Nhưng đất của tôi thuộc diện có thổ cư, được cấp sổ đỏ vào năm 2021 và việc tách thửa, xin giấy phép xây dựng là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi không dám làm sai luật. UBND huyện điều chỉnh quy hoạch bất hợp lý thì nên xem xét điều chỉnh để hợp lòng dân. Đằng này, mọi hậu quả người dân gánh hết.
Không chỉ có em trai tôi chưa có chỗ ở, nhiều hộ dân khác muốn xây nhà cũng không được. Có người cứ xây là bị cơ quan chức năng đến lập biên bản, xử phạt hành chính".
Ông Phạm Hiệp - Tổ trưởng tổ dân phố Toàn Thắng - chia sẻ: "Đơn kiến nghị có 74 hộ ký tên, đòi quyền lợi từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nhưng thực tế, có hơn trăm hộ gia đình bị ảnh hưởng do bất cập trong việc điều chỉnh quy hoạch. Chúng tôi cứ chờ mãi nhưng chưa thấy UBND huyện, thị trấn giải quyết.
Ngay cả cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu ở khu trung tâm thị trấn do UBND thị trấn Ea Pốk tổ chức vào chiều 9.3 vừa qua cũng bị huỷ. Còn lý do vì sao huỷ thì người dân chúng tôi không được thông báo chi tiết".
Theo ông Hùng: "Tôi và những hộ dân khác tại tổ dân phố Toàn Thắng chỉ mong UBND huyện, thị trấn xử lý dứt điểm việc điều chỉnh quy hoạch bất hợp lý để việc giao dịch các thửa đất cũng như xây dựng nhà cửa được thông suốt, ổn định cuộc sống. Chúng tôi đã gửi tiếp đơn kiến nghị và đang chờ phía UBND huyện lẫn thị trấn hồi âm".
Sẽ phải đợi đến đợt điều chỉnh quy hoạch?
Trao đổi với Lao Động, một lãnh đạo UBND huyện Cư M'Gar thừa nhận rằng: "Chúng tôi tiếp nhận, ghi nhận ý kiến của bà con nhưng việc điều chỉnh quy hoạch phải đến kỳ hạn mới xử lý được (vào năm 2025 -PV). Trừ trường hợp đặc biệt liên quan đến quốc phòng, an ninh thì mới được xử lý ngay lập tức. Trường hợp của các hộ dân tổ dân phố Toàn Thắng thì phải chờ đến kỳ điều chỉnh quy hoạch sắp tới.
UBND huyện rất thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn mà bà con nhân dân ở thị trấn Ea Pốk đang gặp phải. Tuy nhiên, UBND huyện phải làm đúng theo quy định. Lộ trình điều chỉnh quy hoạch (nếu có) là vào năm 2025 nhưng đầu năm 2024 thì chúng tôi đã phải họp bàn, thuê đơn vị tư vấn để tính toán cân nhắc việc điều chỉnh quy hoạch ở khu vực nói trên".
Điều đáng nói là trong cuộc họp ngày 19.4.2022, với thành phần gồm Thường trực Huyện ủy, HĐND, thành viên UBND huyện Cư M’gar và UBND thị trấn Ea Pốk, ông Lê Nam Cao - nguyên Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar (nay là Phó Ban tổ chức Tỉnh uỷ Đắk Lắk) - đã khẳng định: "Đây không phải là vấn đề đơn giản, không thể giải quyết một sớm một chiều. Tôi yêu cầu các bộ phận chuyên môn xin hướng dẫn, chỉ đạo của các sở, ngành liên quan của tỉnh để giải quyết thấu đáo mọi vấn đề.
Việc Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện cho phép người dân chuyển đổi sang đất thổ cư không đảm bảo các điều kiện (quy hoạch sử dụng đất là đất ở đô thị nhưng quy hoạch xây dựng lại cây xanh, trường học - PV) là trái quy định pháp luật, gây hậu quả lớn. Yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan để xử lý theo quy định".
Tuy nhiên, đến tháng 3.2023, vụ việc vẫn giậm chân tại chỗ, cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết dứt điểm vụ việc cho bà con tại khu vực trên và xử lý những cá nhân, tập thể có liên quan.
Như Lao Động đã thông tin, tháng 4.2022, 74 hộ dân ở thị trấn Ea Pốk (huyện Cư M'Gar) ký tên tập thể gửi đơn kiến nghị UBND huyện dừng quy hoạch đất bất hợp lý tại khu vực đang sinh sống để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đảo lộn cuộc sống của họ.
Năm 2009, cơ quan chức năng lập quy hoạch một phần tổ dân phố Toàn Thắng làm đất cây xanh, trường học. Lúc này, đã có đông dân cư xây dựng nhà cửa sinh sống nên người dân chờ dự án triển khai để xin tái định cư, ổn định cuộc sống.
Đến năm 2015, cơ quan chức năng đã quyết định gỡ bỏ quy hoạch treo này thành quy hoạch đất ở đô thị, cho phép người dân chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở. Người dân mượn tiền bạc xin chuyển đổi sang đất ở và được đồng ý.
Nhưng đến năm 2020, cơ quan chức năng lại lập quy hoạch khu vực này thành đất cây xanh, trường học. Cả trăm hộ dân đang sinh sống ổn định tiếp tục lo lắng, bất an.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2015 đến 2020, cơ quan chức năng đã điều chỉnh quy hoạch thành đất ở nhưng lại không điều chỉnh đồng bộ quy hoạch xây dựng nên người dân không xin được giấy phép xây dựng, phải xây dựng "chui" trên chính đất thổ cư của mình.
Ngày 15/8, tại tỉnh Sóc Trăng, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị biểu dương các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ, giai đoạn 2018-2024.
Trong suốt 6 năm, cựu bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và cựu chủ tịch tỉnh nhiều lần nhận hối lộ, nhận quà “cảm ơn” từ cựu chủ tịch AIC. Tổng số tiền hai ông nhận khi đương chức hơn 24 tỉ đồng.
Lũ trên các sông lớn tại TT-Huế được dự báo chỉ vượt báo động 1 đến báo động 2, có nơi trên báo động 2, nhưng từ rạng sáng 2/12, mức lũ trên sông Bồ đã lên nhanh xấp xỉ báo động 3, khiến vùng hạ du bị ngập nặng.
Một trong những chứng cứ chứng minh cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng nhận tiền là hình ảnh do camera ghi được lúc bị cáo nhận vali do cựu phó giám đốc Công an Hà Nội gửi đến. Thế nhưng bên trong vali đựng tiền hay chỉ có rượu như lời của Hưng khai?
Hà Nội - Mặc dù mới được thông xe gần một năm nhưng tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (P. Láng Thượng, Q. Đống Đa), đã xảy ra tình...
Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon khuyến cáo công dân không đến Lebanon, nếu đang ở đây thì cân nhắc rời đi, khi các chuyến bay thương mại còn hoạt động.
Thầy Khang - chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie - chia sẻ như vậy trong lễ biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh 'Công dân thủ đô ưu tú' năm 2024, diễn ra sáng 8-10 tại Cung hữu nghị Việt - Xô.
Chiều 10/11, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Bùi Xuân Cường cho biết, để có cơ sở vận hành Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) theo quy định, UBND TP.HCM chuyển hồ sơ và đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai và tỉnh Long An xem xét, có ý kiến về quy trình vận hành công trình dự án. Đồng thời, cho ý kiến về việc ảnh hưởng khi công trình vận hành mực nước trên sông Soài Rạp, mực nước trên sông Chợ Đệm - Bến...
Ngày 22/9, TAND Thừa Thiên - Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn Huyền Đức (SN 1997, trú phường Tây Lộc, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Theo cáo trạng, giữa tháng 12/2022, Đức đến ăn chơi tại quán bar Vegas (đường Bà Triệu, Thành phố Huế) và quen nam thanh niên tên Long (chưa xác định được lai lịch). Tại đây, Long gợi ý Đức vận chuyển ma túy để nhận tiền công thì Đức đồng ý. Sau đó, Long liên lạc...