Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus tuyên bố không loại trừ khả năng Washington có thể đạt được một số thỏa thuận với Bắc Kinh liên quan đến vấn đề Đài Loan.
Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus đã tham dự "Diễn đàn Trung Quốc-Mỹ Hồng Kông 2024" diễn ra vào ngày 15-11.
Phát biểu tại đây, ông mô tả ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa là người chắc chắn sẽ có tác động nhất định đến quan hệ Trung-Mỹ.
"Ông Trump rất muốn đạt được thỏa thuận với Trung Quốc", Hãng tin CNA (Đài Loan) đưa tin tối 16-11.
CNA dẫn lời ông Baucus nói rằng về vấn đề Trung Quốc, nhiều ứng cử viên nội các trong chính quyền mới của ông Trump là nhân vật có quan điểm "diều hâu" với Trung Quốc, chẳng hạn như ông Marco Rubio, người được ông Trump chọn làm Ngoại trưởng.
"Ông Trump là một nhà đàm phán, ông ấy thích tiếp cận các thỏa thuận bằng việc ngoại giao. Có lẽ ông Trump sẽ làm trung gian cho một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine, cũng không loại trừ khả năng ông ấy sẽ đạt được một số thỏa thuận nào đó với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan" - nhà ngoại giao kỳ cựu Max Baucus nhận định.
Theo ông Baucus, nếu ông Trump quyết định đạt được thỏa thuận mang tính quyết định với Trung Quốc, việc này chắc chắn đòi hỏi ông phải sử dụng rất nhiều vốn liếng chính trị.
"Mọi người đều nói rằng sự đồng thuận duy nhất của lưỡng đảng ở Washington là phải cứng rắn với Trung Quốc", ông Baucus nói.
Ông Max Baucus từng là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc dưới thời chính quyền Obama, giúp Trung Quốc và Mỹ dỡ bỏ nhiều rào cản thương mại và thúc đẩy tăng trưởng đáng kể trong thương mại song phương. Ông được coi là nhân vật ngoại giao hàng đầu trong quan hệ Trung-Mỹ.
Cựu Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á và Thái Bình Dương Rick Waters và cựu Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cũng tham dự "Diễn đàn Trung Quốc-Mỹ Hồng Kông 2024" hôm 15-11.
Ông Waters cũng đồng tình rằng ông Trump là một nhà đàm phán có khả năng duy trì sự linh hoạt trong quan hệ Trung-Mỹ. Tuy nhiên, ông nhận định rằng hiện tại, Trung Quốc và Mỹ đang mắc kẹt trong tình trạng cạnh tranh cơ cấu, điều này làm gia tăng xu hướng đối đầu trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh và nhiều lĩnh vực khác.
Thêm vào đó, các cơ quan ngoại giao của cả hai quốc gia hiện thiếu kế hoạch và sáng kiến để thúc đẩy "chung sống hòa bình" giữa hai bên. Ngay cả khi hai nguyên thủ quốc gia có ý định đạt được thỏa thuận, vẫn thiếu những quan chức chuyên nghiệp đủ khả năng hỗ trợ quá trình này.
"Chúng ta có thể sẽ đạt được thỏa thuận, nhưng điều đó sẽ không xảy ra ngay lập tức. Sẽ mất một thời gian để thăm dò và tính toán", ông Rich Waters nhận định.
Ngoài ra, cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho biết, mặc dù hiện tại rất khó dự đoán tác động của ông Trump sau khi nhậm chức, nhưng trọng tâm của quan hệ Trung-Mỹ vẫn là câu hỏi "Trung Quốc và Mỹ sẽ là đối thủ hay đối tác".
Ông hy vọng chính quyền mới của Trump sẽ thể hiện rõ ràng thái độ của Mỹ, trong khi quan điểm của Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn là "hợp tác đôi bên cùng thắng, cạnh tranh đôi bên cùng thua".
Trong trung và dài hạn, ông Thôi Thiên Khải chỉ ra rằng khi đối mặt với chính quyền Trump, Trung Quốc sẽ cho thấy rằng họ sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình và "sẽ không nhượng bộ về các vấn đề liên quan đến hệ thống chính trị trong nước, vấn đề Đài Loan và các lợi ích cốt lõi khác".
Về việc liệu Trung Quốc và Mỹ có thể đạt được bất kỳ thỏa thuận hợp tác nào hay không, ông Thôi Thiên Khải cho biết điều này sẽ phụ thuộc vào cách mà cả hai bên đánh giá cái giá phải trả cho các vấn đề cụ thể.
Ông Thôi tin rằng Trung Quốc và Mỹ vẫn có thể đạt được thỏa thuận về một số vấn đề mang tính cục diện chung, bao gồm vấn đề khí hậu, khoa học công nghệ và các vấn đề vĩ mô khác.
Trong cuộc gặp bên lề Tuần lễ cấp cao APEC ở Peru ngày 16-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng các hành động ly khai đòi "Đài Loan độc lập" không phù hợp với hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Ông Tập kêu gọi Mỹ xử lý vấn đề Đài Loan một cách thận trọng, phản đối rõ ràng phong trào "Đài Loan độc lập" và ủng hộ sự thống nhất hòa bình của Trung Quốc.
Theo tường thuật của Tân Hoa xã, ông Biden nói Mỹ không ủng hộ "Đài Loan độc lập" và cũng không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc. Mỹ cũng cam kết không lợi dụng vấn đề Đài Loan để cạnh tranh với Trung Quốc.
Cũng về vấn đề Đài Loan, ông Biden kêu gọi Trung Quốc chấm dứt những hoạt động quân sự gây bất ổn của Bắc Kinh xung quanh hòn đảo này.
Tổng thống Macron nói rằng nên cho phép Ukraine 'vô hiệu hóa' căn cứ quân sự của Nga, song nhấn mạnh Kiev không được tấn công mục tiêu dân sự.
Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực ngoại giao nhằm thực hiện ngừng bắn và theo đuổi một giải pháp hòa bình lâu dài và công bằng cho xung đột ở Gaza cũng như toàn khu vực Trung Đông
Ngày 5/6, Hội đồng Thống đốc, gồm 35 quốc gia, của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã thông qua nghị quyết chỉ trích Iran thiếu hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc.
Video cận cảnh chiến đấu cơ Su-34 của Nga oanh tạc loạt mục tiêu Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại cảnh máy bay ném bom Su-34 tiến hành các cuộc không kích vào xe bọc thép, nhân lực và các cơ sở quân sự của Ukraine. Máy bay ném bom Su-34 được thiết kế để mang các tên lửa chính xác và thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu trên mặt đất cũng như mục tiêu trên không của đối phương. Máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Nga...
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc bác bỏ thông tin Bình Nhưỡng cử 10.000 binh sĩ hỗ trợ Moskva và một nhóm nhỏ đã triển khai ở tỉnh Kursk.
Tổng thống và các thành viên đảng cầm quyền Nam Phi reo hò, nhảy múa sau khi tòa LHQ yêu cầu Israel không gây ra diệt chủng tại Dải Gaza.
Ngày 22/8 (giờ Mỹ), Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, cách tiếp cận của nước này cho phép Ukraine thực hiện 'các cuộc phản công để tự vệ' trước Nga ở các vùng biên giới.
Kết hợp giữa mũi quân sự và ngoại giao, Mỹ đang muốn thay đổi cách tiếp cận giải quyết khủng hoảng ở Trung Đông, song nhiệm vụ không dễ dàng.
Nga tuyên bố Ukraine đang tăng cường nỗ lực tấn công Transnistria, khu vực ly khai của Moldova được Moskva hậu thuẫn, và cảnh báo sẽ 'đáp trả'.