Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc bác bỏ thông tin Bình Nhưỡng cử 10.000 binh sĩ hỗ trợ Moskva và một nhóm nhỏ đã triển khai ở tỉnh Kursk.
"Những thông tin đó chỉ là cáo buộc một chiều và không có bất kỳ bằng chứng nào để thuyết phục. Chúng chỉ nhằm chuyển hướng chú ý khỏi những vấn đề thực sự gây ra mối đe dọa với hòa bình và an ninh quốc tế", Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia nói trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an ngày 30/10.
Phát biểu được ông đưa ra sau khi Lầu Năm Góc hôm 29/10 nói rằng "có dấu hiệu cho thấy số lượng nhỏ quân nhân Triều Tiên đã triển khai tới tiền tuyến" tại tỉnh Kursk của Nga, giáp biên giới với Ukraine. Mỹ, Anh, Ukraine và Hàn Quốc trước đó cho rằng 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã triển khai tới Nga để hỗ trợ nước này trong xung đột Ukraine.
Đại sứ Nga chỉ trích Mỹ và Anh đang lan truyền "thông tin sai lệch". Ông nói rằng ngay cả khi những tuyên bố của phương Tây là đúng, "tại sao Mỹ và đồng minh cố áp đặt logic sai lầm rằng họ có quyền giúp đỡ Ukraine, còn các đồng minh của Nga không có quyền làm điều tương tự".
"Hợp tác giữa Nga và Triều Tiên trong quân sự cũng như các lĩnh vực khác đều phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Nebenzia nói thêm.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Song Kim cùng ngày phát biểu trước Hội đồng Bảo an, khẳng định Bình Nhưỡng sẽ xem xét và đưa ra quyết định cần thiết nếu "những nỗ lực nguy hiểm, không ngừng nghỉ của Mỹ và phương Tây" đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của Nga.
"Hai bên duy trì liên lạc chặt chẽ với nhau về vấn đề an ninh chung và diễn biến tình hình", ông nói thêm.
Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Robert Woodward bày tỏ lo ngại khả năng Triều Tiên triển khai lực lượng hỗ trợ Nga, kêu gọi lãnh đạo Kim Jong-un cân nhắc kỹ lưỡng. Đại sứ Anh Barbara Woodward cảnh báo hỗ trợ quân sự của Bình Nhưỡng "có nguy cơ gây gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên" và làm suy yếu an ninh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách châu Âu Miroslav Jenca cho biết cơ quan này không có thông tin chi tiết về những diễn biến tại thực địa và "không có thẩm quyền xác minh hoặc xác nhận các tuyên bố, thông tin được đưa ra".
Trong cuộc họp của ủy ban thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/10, đại diện Triều Tiên khẳng định không đưa quân hỗ trợ chiến dịch của Nga ở Ukraine, gọi cáo buộc của Hàn Quốc là "tin đồn vô căn cứ". Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc trước đó nói rằng 1.500 lính đặc nhiệm Triều Tiên đã huấn luyện tại vùng Viễn Đông của Nga và sẽ sớm ra tiền tuyến.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hồi đầu tháng cũng khẳng định thông tin "Triều Tiên gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine" là sai sự thật.
Triều Tiên hiếm khi tiến hành hoạt động quân sự ở nước ngoài, nhưng từng cử kỹ thuật viên quân sự đến thủ đô Damascus của Syria hồi năm 2016 nhằm hỗ trợ nghiệp vụ về tên lửa. Những quân nhân này hiện diện tại căn cứ quân sự, hỗ trợ vận hành một số nhà máy tên lửa ở Barzah, Adra và Hama, theo báo cáo từ hội đồng chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc.
Nga và Triều Tiên hồi tháng 6 ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng nhân chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Bình Nhưỡng, trong đó nhấn mạnh "khi một bên đang trong tình trạng chiến tranh do bị nước ngoài tấn công, bên kia cần cung cấp hỗ trợ quân sự và các khoản hỗ trợ khác trong khả năng".
Tuy nhiên, Moskva và Bình Nhưỡng chưa từng công khai về những hoạt động hỗ trợ quân sự lẫn nhau.
Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)
Gần biên giới phía bắc Israel với Lebanon, người dân lo lắng vụ hạ sát phó thủ lĩnh Hamas ở Beirut có thể khơi mào cuộc chiến với láng giềng.
Quốc vương Nawaf al-Ahmad Al-Sabah qua đời ở tuổi 86, một tháng sau khi nhập viện vì 'tình huống khẩn cấp'.
Tình hình ở Trung Đông vẫn tiếp tục căng thẳng với cuộc tấn công liên tục của Israel ở Dải Gaza để tìm cách tiêu diệt Hamas, trong khi Hezbollah ăn miếng trả miếng Tel Aviv với hàng chục đợt phóng rocket.
Tuần qua, cuộc vận động tranh cử Tổng thống tại Indonesia, quốc gia có dân số lớn thứ tư trên thế giới, chính thức bắt đầu.
Những câu chuyện hậu trường được tiết lộ cho thấy: Sau một năm cố gắng, có lẽ Mỹ đang ngày càng bất lực và không thể ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện ở Trung Đông.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/9.
Ngày 28/7, truyền thông châu Âu dẫn trả lời phỏng vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, vào cuối tháng 11, ông sẽ có sẵn một kế hoạch hành động để đạt được hòa bình cho quốc gia Đông Âu này.
Tối 26/5 (giờ địa phương), Ủy ban Bầu cử trung ương (VRK) của Lithuania công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử tổng thống vòng 2 cho thấy, đương kim Tổng thống Gitanas Nauseda đã giành chiến thắng.
Lịch sử càng lùi xa, ý nghĩa to lớn, đặc biệt của chuyến thăm vùng giải phóng miền Nam tại Quảng Trị của Lãnh tụ Cuba Fidel tháng 9/1973 càng hiện lên chói sáng, là minh chứng vượt thời gian cho tình đoàn kết sắt son giữa hai dân tộc.