Cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data For Life" năm 2024 mở rộng quy mô toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ đặt đề bài để các cá nhân và đội thi đưa giải pháp.
Ngày 19/7 tại Hà Nội, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) phát động cuộc thi tìm kiếm giải pháp công nghệ "Dữ liệu với cuộc sống - Data for life" mùa hai.
Điểm mới của cuộc thi năm nay, ngoài đối tượng dự thi là công dân Việt Nam ban tổ chức mở rộng đến công dân nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ tham gia đặt đề bài để ứng viên và đội thi sáng tạo và đề xuất giải pháp.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng C06 cho biết, việc triển khai đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) là nội dung quan trọng để thực hiện chiến lược, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Việc xây dựng thành công hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là bước tiến trong tiến trình đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
"Dữ liệu với cuộc sống - Data for life" năm 2023, khi thu hút được 583 thí sinh dự thi với 197 đội thi, cùng nhiều giải pháp, nhiều tiện ích đã được triển khai mang lại giá trị thiết thực cho người dân và doanh nghiệp. Năm nay, cuộc thi với nhiều điểm mới nhằm gia tăng cơ hội cho người tham dự cũng như thêm các giải pháp số đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
Cuộc thi có tổng giải thưởng 390 triệu đồng, chia làm ba vòng thi, gồm sơ loại (30 đội), chung khảo (10 đội), từ đó sẽ trao giải cho 5 đội xuất sắc. Các đội sẽ nộp bài thi trực tuyến từ ngày 7/8 đến trước ngày 15/9 với bản mô tả ý tưởng, sản phẩm thể hiện lý do ra đời, cách thức vận hành, điểm nổi bật, kết quả đạt được khi ứng dụng vào thực tế.
Về cách thức, ban tổ chức sẽ cung cấp cho đội thi kho dữ liệu mở từ các nguồn hợp pháp, công khai, như 10.000 dữ liệu dân cư giả lập; dữ liệu về tai nạn giao thông và camera giao thông; nhóm dữ liệu từ các tổ chức và doanh nghiệp; dữ liệu ảnh vệ tinh khu vực Hà Nội...
Xuyên suốt cuộc thi, ban tổ chức sẽ cung cấp danh sách các chuyên gia (mentors) để hỗ trợ các đội thi lên ý tưởng và triển khai sản phẩm. Ban giám khảo là các chuyên gia đầu ngành tại Bộ Công an, Đại học Bách khoa Hà Nội, các đơn vị đào tạo và nghiên cứu, công ty công nghệ, ngân hàng lớn của Việt Nam, cũng như các chuyên gia quốc tế.
Gửi bài thi trực tuyến tại đây |
Nguyễn Phượng
Các nhà khoa học đã phát hiện nước bị mắc kẹt bên trong các quả cầu thủy tinh trên mặt trăng sau khi phân tích các mẫu đất do tàu Hằng Nga-5 của Trung Quốc mang về.
Các cổ vật được tìm thấy trong thị trấn đảo Siniyah thuộc tiểu vương quốc Umm al-Quwain, có thể từng là nơi cư trú của hàng nghìn người, hàng trăm ngôi nhà có niên đại từ trước khi đạo Hồi xuất hiện.
Tàu Thiên Vấn 3 phóng vào khoảng năm 2030 có thể giúp Trung Quốc trở thành nước đầu tiên đưa mẫu vật sao Hỏa về Trái Đất thành công.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng trang Xôi Lạc chuyên phát bóng đá lậu không đơn giản là vi phạm bản quyền mà là tội phạm có tổ chức.
Nông dân Phạm Văn Hát mới học hết lớp 7 nhưng đã chế tạo thành công hơn 40 loại máy phục vụ trong nhiều lĩnh vực. Trong đó 'robot đặt hạt' của anh có mặt khắp Việt Nam và tại 15 nước trên thế giới.
Thấy động vật lạ trong vườn, hai vợ chồng ở Bình Dương đã trình báo cơ quan chức năng. Con vật được xác định là loài quý hiếm nằm trong sách đỏ.
Khi các thi thể được tìm thấy, chính quyền và các chuyên gia tự hỏi làm thế nào một du thuyền ổn định và an toàn trị giá 40 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng) lại có thể chìm nhanh đến vậy.
Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.
Chỉ hơn 4 tháng, với kinh phí 60 triệu đồng, chàng trai 8X ở Kiên Giang đã tự chế thành công “đĩa bay” chạy trên mặt nước với tốc độ khoảng 50km/h, khiến nhiều người trầm trồ trước sức sáng tạo, độ khéo tay của người chế tạo ra mô hình này.