Theo đề án chính thức được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt, trong vòng 10 năm (2022 - 2032), nuôi thả 100 con sếu, tối thiểu 50 con sống sót.
Ông Nguyễn Phi Đa - Chánh văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết theo dự kiến, ngày 14-12 tỉnh sẽ tổ chức hội thảo và công bố đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032.
"Hiện chưa có số lượng sếu đưa về từ Thái Lan trong năm nay do còn chờ thủ tục của Bộ Ngoại giao về việc nhập động vật hoang dã về Việt Nam. Sếu là động vật hoang dã, các vấn đề nuôi thả được dư luận quan tâm, tuy nhiên đề án áp dụng mô hình nguyên mẫu đã làm và thành công tại Thái Lan", ông Đa nói.
Theo đề án chính thức được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt, trong vòng 10 năm (2022 - 2032), nuôi thả 100 con sếu, tối thiểu 50 con sống sót. Đàn sếu có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Giai đoạn 2022 - 2028, tiếp nhận 30 con sếu 6 tháng tuổi từ Thái Lan về nuôi, chăm sóc và thả về môi trường thiên nhiên. Hoàn thiện cơ sở vật chất chuồng trại phục vụ việc nuôi; phục hồi hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim bằng cách điều tiết nước, cải tạo môi trường sinh cảnh; có 200ha lúa mô hình sản xuất sinh thái; trong 5 năm đầu có thể cho sếu sinh sản và sống tốt.
Giai đoạn 2029 - 2032, tiếp nhận thêm 30 con sếu từ 6 tháng tuổi từ Thái Lan; nuôi sinh sản được khoảng 40 con sếu từ đàn bố mẹ ban đầu; xây dựng biểu đồ phân bố sếu sinh sống bên trong và ngoài vườn; cán bộ kỹ thuật của Vườn Quốc gia Tràm Chim có thể tự chăm sóc sếu thành công và cho sinh sản, thả về thiên nhiên;10 hộ du lịch sinh thái - ruộng vườn kết hợp với xem sếu và các hoạt động liên quan đến sinh thái ruộng vườn…
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án gần 185 tỉ đồng. Trong đó gần 56 tỉ đồng dùng để tiếp nhận, nuôi dưỡng, nghiên cứu sinh sản và tái thả đàn sếu; cải tạo, phục hồi hệ sinh thái và sinh cảnh sống gần 25 tỉ đồng; xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững 36 tỉ đồng; thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền 17 tỉ đồng; đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng gần 52 tỉ đồng.
Độc đáo và chết người là những gì mà các nhà khảo cổ mô tả về những hiện vật đặc biệt vừa được khai quật trên đảo Sulawesi ở Indonesia.
Cuối thế kỷ 18, hơn 150 nhà khoa học cùng Napoleon tới Ai Cập, đặt nền móng cho sự ra đời của ngành khảo cổ học.
Từ ngày 15.8 sẽ tiến hành định danh biển số xe ôtô. Theo đó, người dân lo lắng cho số phận xe và biển số xe của mình.
Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng sẽ được công bố lúc 17h hôm nay (12/3).
Năm 2023 chứng kiến nhiều vụ phóng tàu và tên lửa quan trọng, trong đó ghi nhận tàu đầu tiên hạ cánh xuống gần cực nam Mặt Trăng.
Khi đang dắt chó đi dạo cùng mẹ, một cậu bé 12 tuổi ở Anh đã bất ngờ tìm thấy một vật quý hiếm trên cánh đồng: Một chiếc vòng tay bằng vàng từ thế kỷ thứ nhất.
Arab Saudi sẽ xây rút ngắn chiều dài thành phố thẳng từ 170 km xuống 2,4 km với sức chứa chỉ 300.000 cư dân.
Nhà máy điện hạt nhân thế hệ 4 đầu tiên trên thế giới mang tên Shidaowan của công ty Huaneng ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc, đi vào hoạt động thương mại hôm 6/12/2023.
Cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn của năm nay đã công bố những bức ảnh lọt vào vòng chung kết đáng kinh ngạc năm 2024. Dưới đây là một số bức ảnh tiêu biểu lọt vào vòng chung kết.