Công tố viên trưởng ICC Karim Khan, người đề nghị phát lệnh bắt các quan chức Israel, đối mặt cáo buộc quấy rối tình dục một nữ trợ lý, nhưng ông bác bỏ.
Paivi Kaukoranta, người đứng đầu Hiệp hội Các nước thành viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngày 24/10 thông báo cơ quan giám sát độc lập (IOM) của tổ chức đã ghi nhận các báo cáo liên quan đến cáo buộc Công tố viên trưởng Karim Khan quấy rối một nữ trợ lý ở trụ sở tòa án tại The Hague, Hà Lan.
Bà Kaukoranta không nêu chi tiết cáo buộc và danh tính người phụ nữ này. Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 26/10 dẫn các nguồn thạo tin cho biết hai đồng nghiệp của nữ trợ lý hồi tháng 5 đã tố cáo ông Khan có hành vi gạ gẫm, quấy rối cô.
ICC sau đó vào cuộc điều tra và trao đổi với nữ trợ lý của ông Khan. Cuộc điều tra kết thúc sau 5 ngày, nữ trợ lý chọn không nộp đơn khiếu nại chính thức, còn ông Khan "không bị thẩm vấn".
Sự việc lắng xuống, nhưng sau vài tháng, một tài khoản ẩn danh trên X tuần trước tiết lộ một số thông tin về cáo buộc nhắm vào ông Khan. Nữ trợ lý từ chối bình luận về thông tin.
Trong tuyên bố phản hồi bà Kaukoranta, ông Khan bác bỏ cáo buộc quấy rối phụ nữ.
"Những cáo buộc này không đúng sự thật. Trong 30 năm làm việc ở nhiều nơi, chưa từng ai tố cáo tôi như vậy. Tôi ủng hộ bất kỳ nạn nhân quấy rối tình dục nào, khuyến khích họ lên tiếng ở bất cứ đâu", ông Khan viết, cho biết sẵn sàng cung cấp bất kỳ thông tin nào cần thiết cho IOM.
Ông Khan nói thêm cáo buộc quấy rối tình dục nhằm vào ông "có liên quan rõ ràng" đến việc ông đang yêu cầu hội đồng thẩm phán ICC xem xét phát lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant về các cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở Dải Gaza.
Ông Khan, người yêu cầu ICC phát lệnh bắt hồi tháng 5, bị những người ủng hộ Israel chỉ trích dữ dội về động thái này. Công tố viên trưởng của ICC khi đó cũng yêu cầu bắt các quan chức Hamas cấp cao.
"Đây là thời điểm tôi và ICC hứng chịu nhiều cuộc tấn công, đe dọa", ông Khan nói. Chính phủ Israel tháng trước nộp đơn khiếu nại thẩm quyền của ICC, cũng như tính hợp pháp trong yêu cầu của ông.
Tel Aviv chưa bình luận về tuyên bố của ông Khan.
Công tố viên Karim Khan, 54 tuổi, nổi tiếng là người "dứt khoát, không biết sợ", từng phát lệnh bắt gây tranh cãi nhắm vào một số lãnh đạo thế giới. Ông đã kết hôn và có hai con.
ICC, có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, được thành lập năm 2002 để điều tra các tội ác nghiêm trọng nhất, trong đó có diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người. Không giống Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), ICC không truy tố các quốc gia mà chỉ nhắm vào cá nhân.
Đức Trung (Theo AP, AFP, Guardian)
Các lực lượng của Kiev đang phát triển tàu ngầm không người lái để có thể tấn công các cơ sở của Hạm đội Biển Đen cũng như bán đảo Crimea.
Cơ quan điều tra tội phạm của Canada ngày 12/5 thông báo đối tượng thứ 4, cũng là công dân Ấn Độ, đã bị bắt vì liên quan đến vụ sát hại nhân vật ly khai Hardeep Singh Nijjar hồi tháng 6/2023.
Ukraine đã nỗ lực thúc đẩy các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình tại Thụy Sĩ, nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi Hezbollah và Israel chấm dứt thù địch; Mỹ cho 2 nhóm tác chiến tàu sân bay hiện diện ở Trung Đông... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 26-8.
Hai cô gái phát hiện bọc tiền 15.500 USD trong phòng trọ ở tỉnh Giang Tây và nộp cho cảnh sát để trả lại chủ nhà.
EU thảo luận cấp đạn dược cho Ukraine, Trung Quốc phản đối bà Thái Anh Văn thăm Mỹ, Syria có thể trở lại Liên đoàn Arab…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Tình hình xung đột tại Sudan đã và đang khiến gần 5,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa để đi lánh nạn. Đây là con số đáng báo động vừa được Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đưa ra mới đây.
Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm “chống lại” các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt đối với các quan chức của cả hai nước.
Ngày 20-7, ông Donald Trump cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viết cho ông một lá thư sau vụ ám sát hụt hôm 13-7.