Tình hình xung đột tại Sudan đã và đang khiến gần 5,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa để đi lánh nạn. Đây là con số đáng báo động vừa được Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đưa ra mới đây.
Hơn 5 triệu người Sudan rời nhà đi lánh nạn |
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khartoum, Sudan ngày 18/4/2023. (Nguồn: AFP) |
Cụ thể, báo cáo của IOM cho biết hiện có gần 4,3 triệu người dân phải lánh nạn trong lãnh thổ Sudan và phần lớn trong số này đến từ thủ đô Khartoum, nơi giao tranh diễn ra ác liệt nhất.
Họ đã phải di chuyển tới các khu vực ở miền Bắc, miền Đông và miền Trung Sudan. Trong khi đó, 1,2 triệu người còn lại đã rời khỏi Sudan để tới các nước láng giềng như CH Chad, Ai Cập và Nam Sudan.
Tình hình càng trở nên đáng quan ngại hơn khi Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên hợp quốc đã cảnh báo về sự lây lan của dịch tả ở Sudan.
Tin liên quan |
Sudan: Quân đội và RSF giao tranh dữ dội ở Khartoum Sudan: Quân đội và RSF giao tranh dữ dội ở Khartoum |
Hiện dịch tả đã chính thức được xác nhận bùng phát tại bang miền Đông Gedaref và có khả năng bùng phát tại thủ đô Khartoum và bang Nam Kordofan.
Đến nay, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên hợp quốc đã vận chuyển nhiều nhu yếu phẩm như thuốc kháng sinh cũng như dịch truyền tới 6 bang Sudan.
Tổ chức Y tế thế giới đã cử các đội phản ứng nhanh tới những vùng dịch để hỗ trợ Bộ Y tế Sudan giúp người dân tiếp cận nguồn nước sạch.
Israel sắp loại biên các tổ hợp Patriot vì không hiệu quả, trong khi Ukraine khao khát có thêm vũ khí này để đối phó các đòn tập kích của Nga.
Quân đội Nga thông báo bắn hạ 58 UAV tự sát Ukraine, trong đợt tấn công quy mô lớn ngày thứ hai liên tiếp vào lãnh thổ nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố nước này đã giành được Maryinka, một trong các thành phố được Ukraine mô tả là 'nơi quyết định tương lai đất nước'.
Sau khi giao tranh tại đây tạm lắng trong ngày 10/6, nhiều người dân đã tận thời điểm này để rời khỏi thủ đô. Trong khi đó có nhiều người đân còn mắc kẹt ở Khartoum có thể ra ngoài mua nhu yếu phẩm.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ trích các chính trị gia phương Tây không thể hiện sự quan tâm hay liên lạc với Moscow về các sáng kiến hòa bình ở Ukraine, vốn được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất.
Sau gần hai năm xung đột Nga - Ukraine, hầu hết lãnh đạo châu Âu vẫn ủng hộ Kiev, song họ đối mặt làn sóng mệt mỏi gia tăng từ người dân trong nước.
Tổng thống Biden kêu gọi quốc hội tăng viện trợ cho Ukraine và thống nhất về vấn đề này sau khi Nga mở đợt không kích lớn nhất từ đầu xung đột.
Nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2024), ngày 28/8, Đoàn cơ sở Ủy ban Biên giới quốc gia đã tổ chức Chương trình giao lưu giữa Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ với thanh niên Ủy ban Biên giới quốc gia.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quân đội Ukraine hiện có 880.000 người, nhiều hơn khoảng 300.000 binh sĩ so với số liệu công bố hơn một tháng trước.