Cơ hội hòa giải bị bỏ lỡ ở Australia

09:20 16/10/2023
Một điểm bỏ phiếu ở Tòa nhà Quốc hội cũ ở Canberra, Australia trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 14.10.2023. Ảnh: Xinhua

Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 14.10 ở đất nước này về sửa đổi hiến pháp hiện hành để xác lập quyền của người bản xứ được tham vấn trong quá trình lập pháp.

Hiến pháp hiện hành quy định việc sửa đổi hiến pháp cần sự đồng ý của đa số cử tri và đa số bang trong trưng cầu dân ý. Cái "đa số kép" này ông Albanese đã không đạt được: Đa số cử tri và đa số bang ở Australia đều bác bỏ sửa đổi hiến pháp để xác lập vai trò của người bản địa trong quá trình lập pháp.

Người bản địa chỉ chiếm 4% dân số ở Australia. Nền văn hoá của họ là một trong những nền văn hoá lâu đời nhất trên thế giới. Cho tới tận cách đây vài thập kỷ, người bản địa đã bị phân biệt đối xử. Họ gần như bị gạt ra ngoài lề của xã hội ở Australia.

Vì thế, cuộc trưng cầu dân ý vừa qua - tổ chức cuộc trưng cầu dân ý này là một trong những cam kết tranh cử khi trước của ông Albanese và lần đầu tiên kể từ 24 năm nay mới lại thấy có tổ chức trưng cầu dân ý ở Australia. Đây được coi là cơ hội lịch sử xưa nay chưa từng có cho đất nước này khép lại quá khứ lịch sử tăm tối, thực hiện hoà giải nội bộ và gây dựng sự đồng thuận thật sự trong xã hội.

Cuộc trưng cầu dân ý này đã thời sự hoá vấn đề khắc phục di sản quá khứ lịch sử ở Australia, khuấy động sự quan tâm của chính giới và của xã hội tới việc đáp ứng và đảm bảo những quyền và lợi ích chính đáng của người bản xứ ở Australia. Nó phát đi thông điệp cảnh tỉnh rằng, Australia bây giờ có thể trì hoãn nhưng rồi sẽ đến lúc không thể không giải quyết ổn thoả vấn đề quá khứ lịch sử này.

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý vừa qua ở Australia phản ánh mức độ phân rẽ vẫn còn rất lớn giữa người bản xứ và người không phải bản xứ ở Australia. Đa số người không phải là người bản địa này không chống đối việc cải thiện điều kiện sống của người bản địa. Nhưng bản chất vấn đề ở đây không phải là cải thiện điều kiện sống cho người bản địa mà là công nhận những quyền con người và lịch sử chính đáng của người bản địa và xác lập chúng bằng hiến pháp. Thực chất vấn đề ở đây là bình đẳng giữa tất cả mọi người dân trong xã hội và đánh giá đúng, ghi nhận đủ đóng góp của người bản địa vào lịch sử đất nước này.

Nếu không làm những việc này trước, làm thành công với sự đồng thuận sâu rộng, đồng thuận thật sự và bền vững trong nội bộ xã hội và chính trường thì Australia không thể hoà nhập và hội nhập cộng đồng người bản địa vào xã hội Australia trong thế giới hiện đại. Chỉ khi hoà giải và hội nhập người bản địa vào xã hội hiện tại, Australia mới thật sự khắc phục được những lỗi lầm và bất công trong quá khứ lịch sử và hiện tại đối với người bản địa, mới chữa lành và hàn gắn những vết thương trong quá khứ lịch sử.

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý vừa qua cho thấy, đất nước này hiện chưa đủ mức sẵn sàng để tận dụng cơ hội lịch sử giải quyết vấn đề này. Bài toán về ghi nhận vào hiến pháp đầy đủ mọi quyền và lợi ích chính đáng của người bản địa tiếp tục không được giải quyết dứt điểm ở Australia. Chính trường và xã hội Australia sẽ không vì thế mà trở nên mất ổn định. Nhưng hiềm khích và không đồng thuận, định kiến và phân biệt đối xử sẽ tiếp tục ám ảnh mối quan hệ giữa người bản địa và người không phải là bản địa ở Australia trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm
ICJ phán quyết Mỹ đã sai khi phong tỏa tài sản của Iran

ICJ phán quyết Mỹ đã sai khi phong tỏa tài sản của Iran

07:30 31/03/2023

Vụ kiện trên được Tehran đưa ra từ năm 2016 với cáo buộc Washington vi phạm Hiệp định thân thiện năm 1955 khi các tòa án Mỹ cho phép đóng băng tài sản của các công ty Iran.

4 điều cần chú ý khi dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc

4 điều cần chú ý khi dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc

13:00 09/05/2023

Ấn Độ thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào tháng trước, theo Liên Hợp Quốc. Dưới đây là 4 khía cạnh chính cần...

Nga và Ukraine từng thỏa thuận hòa bình với những điều khoản nào?

Nga và Ukraine từng thỏa thuận hòa bình với những điều khoản nào?

17:00 18/06/2023

Tổng thống Vladimir Putin lần đầu tiết lộ chi tiết các điều khoản về hiệp ước kết thúc chiến tranh từng được Nga và Ukraine thương thảo hồi tháng 3-2022.

TP Hồ Chí Minh sắp có 200 xe điện 4 bánh chở khách du lịch quanh trung tâm

TP Hồ Chí Minh sắp có 200 xe điện 4 bánh chở khách du lịch quanh trung tâm

06:30 27/04/2023

TP Hồ Chí Minh - Có khoảng 200 xe điện 4 bánh, loại từ 5 đến 14 chỗ đưa khách từ nơi lưu trú đến các điểm tham quan, giải...

Quảng Trị tiếp nhận máy bay C-119 trưng bày cạnh 'ngựa thồ' C-130

Quảng Trị tiếp nhận máy bay C-119 trưng bày cạnh 'ngựa thồ' C-130

01:40 19/02/2024

Nhằm làm phong phú thêm hiện vật có kích thước lớn trưng bày tại di tích sân bay Tà Cơn, Quảng Trị đồng ý chi 3,5 tỉ đồng để tiếp nhận máy bay C-119.

Tin tức thế giới 21-5: Nga xác nhận kiểm soát Bakhmut; Ông Biden sắp gặp ông Zelensky

Tin tức thế giới 21-5: Nga xác nhận kiểm soát Bakhmut; Ông Biden sắp gặp ông Zelensky

07:00 21/05/2023

Bộ Quốc phòng Nga đã lên tiếng xác nhận đã kiểm soát 100% thành phố Bakhmut ở Ukraine; Hôm nay Tổng thống Mỹ Biden sẽ gặp người đồng cấp Ukraine và Hàn Quốc; Thủ tướng Ý rời G7 về nước xử lý lũ lụt... là những tin tức đáng chú ý sáng 21-5.

Việt Nam, Trung Quốc đàm phán lần thứ 16 hợp tác lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển

Việt Nam, Trung Quốc đàm phán lần thứ 16 hợp tác lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển

22:50 04/08/2023

Vòng đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra trong hai ngày đầu tháng 8 đã thống nhất nội dung dự thảo một số thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.

Trung Quốc bắn pháo sáng gần máy bay tuần tra Philippines ở Biển Đông

Trung Quốc bắn pháo sáng gần máy bay tuần tra Philippines ở Biển Đông

22:00 24/08/2024

Philippines tiếp tục kêu gọi Trung Quốc 'ngay lập tức chấm dứt mọi hành động khiêu khích và nguy hiểm' ở Biển Đông, khẳng định máy bay của nước này bị Bắc Kinh quấy rối.

Đề nghị những tàu có thuyền viên Việt Nam tránh đi qua Biển Đỏ

Đề nghị những tàu có thuyền viên Việt Nam tránh đi qua Biển Đỏ

05:50 28/03/2024

Đề nghị các doanh nghiệp có thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu vận tải tránh xa hoặc tạm dừng hoạt động qua các tuyến hàng hải Trung Đông - châu Phi.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới