Chương trình nghiên cứu cấp quốc gia hướng mục tiêu Net Zero

11:00 19/07/2024

Các nghiên cứu cấp quốc gia phục vụ mục tiêu Net Zero sẽ khuyến khích công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn nhằm tối ưu quy trình sản xuất hướng tăng trưởng xanh, chuyển dịch năng lượng sạch hay ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông tin được nêu tại hội thảo xin ý kiến về khung Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam vào năm 2050", do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức chiều 18/7.

PGS.TS Đỗ Văn Mạnh, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường, chủ nhiệm chương trình, cho biết các nghiên cứu hướng mục tiêu cung cấp luận cứ khoa học, giải pháp kỹ thuật, mô hình công nghệ nhằm giảm phát thải khí nhà kính, thu hồi carbon, chuyển đổi, cải thiện công nghệ. Việc tuyển chọn công trình khoa học cũng hướng ứng dụng và phát triển giải pháp công nghệ tiên tiến giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong ngành, lĩnh vực như giao thông bền vững, nông lâm nghiệp thông minh hay quản lý, tái chế chất thải, các công nghệ lưu giữ, sử dụng và thu hồi carbon từ khí thải công nghiệp, qua đó tính toán phát thải, dự báo biến đổi khí hậu.

Theo PGS Mạnh, sản phẩm nghiên cứu là công nghệ thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, công nghệ phát thải carbon thấp và xu hướng thân thiện môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Trong đó 80% công nghệ, giải pháp quản lý cần đóng góp giảm thiểu ít nhất 30% lượng khí nhà kính so với mức phát thải cơ sở trong lĩnh vực, hoặc đạt chất lượng tương đương các nước khu vực, thế giới.

Theo Ban chủ nhiệm, 6 nội dung được xây dựng khung chương trình, trong đó hướng nghiên cứu nâng cao hiệu quả cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển bền vững, hướng mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Định hướng nghiên cứu tập trung trong giải mã, triển khai ứng dụng phát triển công nghệ lưu trữ và quản lý năng lượng mới, giải pháp công nghệ thông minh trong ngành kỹ thuật, giao thông vận tải, hay chuyển giao mô hình công nghệ phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững. Việc ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất, sử dụng công nghệ IoT, trí tuệ nhân tạo (AI) dữ liệu lớn nhằm tối ưu hóa quy trình cũng như công nghệ môi trường, xử lý khí thải ngành công nghiệp... cũng là nhóm nội dung chú trọng phục vụ hạn chế phát thải, dự báo, kiểm kê khí nhà kính.

PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng cần cơ chế cụ thể trong cách tính tín chỉ carbon, như phương pháp tính với thị trường carbon trong nước và quốc tế. Hay như lĩnh vực thủy sản hiện nay kết quả phát thải chưa được tính trong kiểm kê khí nhà kính, cần lưu tâm đến lĩnh vực này thế nào. Cần có phương pháp đánh giá tiêu chí và phương pháp để lựa chọn ra mô hình công nghệ ưu tiên hay nghiên cứu đánh giá về giá thành phát thải.

Ông Trịnh đề xuất với cứu ứng dụng kỹ thuật hướng canh tác nông nghiệp bền vững, tuần hoàn cần bổ sung nghiên cứu giống phát thải thấp như giống lúa phát thải thấp, hay tìm loại vi sinh vật có lợi cải thiện chất lượng đất, giảm sử dụng phân bón.

Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải Khuất Việt Hùng góp ý cần nghiên cứu giải pháp công nghệ quản lý nhằm giảm thiểu carbon trong quá trình sản xuất, bảo trì, sửa chữa tái chế phương tiện và nguồn năng lượng giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, thủy nội địa. Bên cạnh đó xây dựng giải pháp giảm thiểu carbon trong xây dựng, bảo trì sửa chữa trong công trình hạ tầng xây dựng, giao thông.

Về triển khai ứng dụng công nghệ thu hồi sử dụng và lưu trữ carbon, bên cạnh xử lý khí thải công nghiệp, ông Hùng kiến nghị thêm với ngành vận tải biển. Theo ông phát triển sản phẩm từ nguồn nhiên liệu mới, tái chế pin, công nghệ nhiên liệu xanh phù hợp trung hòa carbon là "rất phù hợp". Nên có thiết kế thi công vật liệu mới giảm carbon so với vật liệu cũ, tái chế sử dụng vật liệu sau khi phá dỡ, bảo trì công trình xây dựng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo trong quá trình sửa chữa, bảo trì với công trình giao thông.

Để đạt phát thải ròng bằng 0, GS.TS Mai Trọng Nhuận, Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội, đề xuất 3 nhóm giải pháp: thể chế cơ chế chính sách phải rạch ròi, thường xuyên cập nhật bổ sung điều chỉnh; giải pháp khoa học công nghệ và đề xuất nội dung về nguồn nhân lực netzero.

Theo ông, cả ba nhóm giải pháp đều dựa cơ sở lý luận thực tiễn, dựa vào đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cách mạng 4.0 với công nghệ như AI, dữ liệu lớn và cần dự án thử nghiệm. "Nghiên cứu phát triển nguồn nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát thải ròng bằng 0, hay gọi là nguồn nhân lực netzero, sẽ là bà đỡ cho toàn bộ các giải pháp và nội dung chương trình", GS Nhuận nói.

Ghi nhận các góp ý, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái đề nghị Ban chủ nhiệm thực hiện rà soát trùng lặp, làm rõ mục tiêu khi thực hiện nội dung chương trình, đồng thời kế thừa sản phẩm từ chương trình khác thành đầu vào.

Ông gợi ý cải thiện cơ chế, kết nối nhanh giữa ban chủ nhiệm với ý kiến từ chuyên gia, lập tổ chuyên gia tư vấn ở từng lĩnh vực, cơ quan quản lý nhằm lựa chọn khung chương trình có tính định hướng, toàn diện.

Như Quỳnh

Có thể bạn quan tâm
Để bé trai ngồi thùng xe bán tải chạy trên cao tốc, tài xế bị phạt 1 triệu đồng

Để bé trai ngồi thùng xe bán tải chạy trên cao tốc, tài xế bị phạt 1 triệu đồng

08:20 31/05/2024

Cảnh sát giao thông đã xử phạt vi phạm hành chính 1 triệu đồng, tước bằng lái xe 2 tháng đối với anh V.V.Q., tài xế xe bán tải để bé trai ngồi trên thùng xe này khi chạy trên cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45.

Những quả cầu vàng lung linh

Những quả cầu vàng lung linh

11:20 05/01/2024

Hai Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2023 từng được nhận giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng dành cho tài năng trẻ dưới 35 tuổi.

Những hồ nước sâu nhất thế giới

Những hồ nước sâu nhất thế giới

08:50 08/06/2024

Hồ Baikal ở Siberia đứng đầu danh sách những hồ nước sâu nhất thế giới, chứa 1/5 nguồn dự trữ nước ngọt không đóng băng trên hành tinh.

Cá voi xanh giành lại ngôi động vật lớn nhất hành tinh

Cá voi xanh giành lại ngôi động vật lớn nhất hành tinh

06:00 04/03/2024

Kết quả nghiên cứu mới chỉ ra loài cá voi cổ đại Perucetus rất lớn nhưng vẫn kém cá voi xanh ngày nay.

Để tiết kiệm điện, EU định đưa trung tâm dữ liệu lên không gian

Để tiết kiệm điện, EU định đưa trung tâm dữ liệu lên không gian

07:20 01/07/2024

Nhu cầu trung tâm dữ liệu phục vụ AI tăng mạnh thúc đẩy Liên minh châu Âu EU nghiên cứu phương án lưu trữ trên không gian để giảm tiêu thụ điện.

Phát hiện cá mập 'ma' ngoài khơi Thái Lan

Phát hiện cá mập 'ma' ngoài khơi Thái Lan

16:20 21/03/2024

Một loài cá mập biển sâu với vẻ ngoài ma quái vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan. Nó có cái đầu lớn, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông.

Phát hiện mới về kỹ thuật ghép đá ở cổng Thành Nhà Hồ

Phát hiện mới về kỹ thuật ghép đá ở cổng Thành Nhà Hồ

09:30 05/03/2023

Kết quả khai quật khảo cổ khu vực bên trong và bên ngoài 4 cổng thành của Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) cho thấy nhiều phát hiện mới, đặc biệt trong kỹ thuật ghép đá.

Phát hiện siêu tân tinh xa nhất từ trước tới giờ

Phát hiện siêu tân tinh xa nhất từ trước tới giờ

09:00 16/06/2024

Kính thiên văn James Webb đã phát hiện một siêu tân tinh có niên đại chỉ 1,8 tỷ năm sau Vụ nổ lớn Big Bang, cũng như 80 siêu tân tinh khác trong vũ trụ sơ khai. Những vụ nổ cổ xưa có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những bí ẩn về vũ trụ phát triển như thế nào.

Người phụ nữ sống sót khi thang máy rơi 75 tầng

Người phụ nữ sống sót khi thang máy rơi 75 tầng

20:50 20/06/2024

Cách đây 79 năm Betty Lou Oliver may mắn sống sót sau bị thương nặng khi máy bay lao vào tòa nhà rồi rơi tự do trong thang máy cùng ngày.

Co loi xay ra
Co loi xay ra