Các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) bày tỏ quan ngại sâu sắc về chương trình hạt nhân của Iran trong khi Tehran bày tỏ lạc quan về khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc.
Chương trình hạt nhân Iran: GCC lo, Tehran tin con đường đến JCPOA vẫn mở |
Iran cho rằng, vẫn có cơ hội cho đàm phán về thỏa thuận hạt nhân. (Nguồn: News.AZ) |
Ngày 9/9, cuộc họp lần thứ 161 của Hội đồng Bộ trưởng GCC tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy đối thoại xây dựng giữa Iran và các bên liên quan nhằm bảo đảm an ninh, ổn định khu vực.
Tin liên quan |
Mỹ trừng phạt công ty hỗ trợ Iran phát triển vũ khí hóa học, Nga kêu gọi nối lại đàm phán thoả thuận hạt nhân với Tehran Mỹ trừng phạt công ty hỗ trợ Iran phát triển vũ khí hóa học, Nga kêu gọi nối lại đàm phán thoả thuận hạt nhân với Tehran |
Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của GCC, trong đó kêu gọi Tehran tuân thủ các cam kết về làm giàu uranium và hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Các nước vùng Vịnh bày tỏ sẵn sàng tham gia đàm phán giải quyết vấn đề hạt nhân Iran ở cấp khu vực và quốc tế, đồng thời thảo luận các vấn đề an ninh khác như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và an toàn hàng hải.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani khẳng định, vẫn còn cơ hội ngoại giao để khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) giữa nước này và các cường quốc thế giới gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ và Đức.
Tại cuộc họp báo ở Tehran ngày 9/9, ông Kanaani nói: "Con đường dẫn đến thỏa thuận vẫn còn mở, nếu các bên liên quan thể hiện cam kết thực tế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình".
JCPOA được ký kết vào tháng 7/2015, theo đó, Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương, khiến Tehran từ bỏ một số cam kết hạt nhân.
Các cuộc đàm phán khôi phục JCPOA bắt đầu từ tháng 4/2021 tại Vienna, Áo, nhưng chưa đạt được đột phá đáng kể. Vòng đàm phán gần nhất kết thúc vào tháng 8/2022.
Nga gần đây tăng sử dụng tên lửa đạn đạo tập kích Ukraine, có thể vì biết đối phương có ít hệ thống phòng không đối phó được loại vũ khí này.
Theo thông tin chính thức từ Iran, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds, Tướng Esmail Qaani, vẫn đang mạnh khỏe.
Algeria kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) triệu tập cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về tình hình hiện tại liên quan các cuộc tấn công mới nhất của quân đội Israel ở Dải Gaza và Bờ Tây.
IDF 'báo động tối đa' trước nguy cơ Iran cùng đồng minh tấn công Israel và Tổng tham mưu trưởng đã phê chuẩn kế hoạch tác chiến.
Ngày 20/9, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine thiết lập các trại tập trung giam giữ dân thường tại khu vực biên giới giáp tỉnh Kursk của Nga.
Lãnh tụ tối cao của Iran, đại giáo chủ Ali Khamenei, chính thức xác nhận ông Masoud Pezeshkian là tổng thống Iran sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi đầu tháng 7 này.
Ông Medvedev chỉ trích việc NATO cam kết trong tương lai sẽ cấp tư cách thành viên cho Ukraine, cho rằng Nga nên nỗ lực khiến cả Ukraine và NATO đều 'biến mất'.
Ngày 1/9, các nhà lãnh đạo quân sự mới của Niger đã cáo buộc Pháp 'can thiệp trắng trợn hơn nữa' sau khi Tổng thống Emmanuel Macron nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với nhà lãnh đạo bị lật đổ Mohamed Bazoum.
Ông Lý Thượng Phúc đã bị miễn nhiệm khỏi vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết.