Ngày 1/9, các nhà lãnh đạo quân sự mới của Niger đã cáo buộc Pháp "can thiệp trắng trợn hơn nữa" sau khi Tổng thống Emmanuel Macron nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với nhà lãnh đạo bị lật đổ Mohamed Bazoum.
Tình hình Niger: Chính quyền quân sự 'nổi đoá' vì Pháp can thiệp sâu vào nội bộ |
Đại tá Amadou Abdramane chỉ trích những bình luận của Tổng thống Pháp Macron hôm 28/8. (Nguồn: Cité24) |
Trong một tuyên bố được đọc trên truyền hình toàn quốc, người phát ngôn của chính quyền Niger, Đại tá Amadou Abdramane, cho biết những bình luận của ông Macron hôm 28/8 và những nỗ lực không ngừng của ông trong việc ủng hộ một cuộc xâm lược Niger "nhằm mục đích duy trì một hoạt động thuộc địa mới chống lại người dân Niger, những người không yêu cầu gì hơn ngoài việc tự quyết định vận mệnh của mình".
Tổng thống Bazoum, một đồng minh thân cận của Pháp, đã bị các thành viên cận vệ của mình ép từ chức vào ngày 26/7. Mối quan hệ với Pháp, cường quốc thuộc địa cũ và là đồng minh của nước này trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thánh chiến, nhanh chóng xuống dốc sau khi Paris đứng về phía ông Bazoum.
Trước đó, hôm 28/8, ông Macron nói: “Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia trong khu vực áp dụng chính sách có trách nhiệm”. Ông Macron nói Pháp "ủng hộ hành động ngoại giao của (ECOWAS) và nhấn mạnh rằng quyết định hành động quân sự là "một cách tiếp cận hợp tác", đồng thời bày tỏ kính trọng hơn nữa đối với ông Bazoum, ca ngợi ông là một "người đàn ông có nguyên tắc, được bầu cử dân chủ và dũng cảm."
Pháp có khoảng 1.500 binh sĩ ở Niger, nhiều người trong số họ đồn trú tại một căn cứ không quân gần thủ đô, được triển khai để giúp chống lại cuộc nổi dậy thánh chiến đẫm máu.
Một tuần trước đó, chính quyền quân sự tại Niger đã cho đại sứ Pháp Sylvain Itte 48 giờ để rời khỏi đất nước. Pháp từ chối và cho rằng giới cầm quyền quân sự Niger không có thẩm quyền pháp lý để đưa ra yêu cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và một số hội nghị cấp cao tại Trung Quốc.
Nghị sĩ Prajwal Revanna, cháu trai cựu thủ tướng Ấn Độ Deve Gowda, bị điều tra với cáo buộc cưỡng bức, lạm dụng tình dục 400 phụ nữ.
Ukraine không sản xuất vũ khí nào trước khi chiến sự với Nga xảy ra, còn giờ ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang bùng nổ.
Nhóm cựu quan chức hàng đầu Mỹ được cho là đã bí mật gặp Ngoại trưởng Nga Lavrov ở New York để thảo luận cách chấm dứt chiến sự Ukraine.
Thủ tướng Paetongtarn thông báo một phần trong khoản tiền hơn 13 tỷ USD phát cho dân sẽ được chi bằng tiền mặt, khác với kế hoạch trước đó.
Phó tư lệnh Quân đoàn số 14 Vladimir Zavadsky thiệt mạng khi tham gia chiến dịch tại Ukraine, nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Ngày 26/1, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi các biện pháp khẩn cấp để triển khai lực lượng đa quốc gia đến Haiti sau khi Tòa án Tối cao Kenya bác bỏ việc gửi cảnh sát tới quốc gia Caribbean này.
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Australia Anthony Albanese và người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường tại Jakarta, Indonesia là dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ nồng ấm hơn giữa Canberra và Bắc Kinh.
Các nước EU nhất trí áp lệnh trừng phạt mới đối với Belarus, đồng minh của Nga, nhằm hạn chế khả năng Moskva có thể lách lệnh cấm vận.