PGS Trần Đáng, chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, cho hay phát biểu đề nghị nước mắm trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam của ông tại hội thảo chỉ là cách nói vắn tắt, còn đầy đủ ông đề xuất nghề làm nước mắm thủ công.
Sáng 5-10, Tuổi Trẻ Online trao đổi với PGS Trần Đáng - chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam - liên quan đến việc ông phát biểu đề nghị nước mắm trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam tại hội thảo "Nước mắm Việt - Nâng tầm ẩm thực Việt Nam", do Hiệp hội Nước mắm Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức hôm 30-9.
Theo ông Đáng, tại buổi hội thảo, ông nói vắn tắt đề nghị nước mắm trở thành di sản văn hóa phi vật thể, còn đầy đủ ông đề xuất nghề làm nước mắm thủ công trở thành di sản văn hóa phi vật thể.
"Việc đề xuất này xuất phát tại hội thảo. Đây là cuộc thảo luận, có nhiều ý kiến, trong đó tôi có ý kiến đề xuất như vậy, còn nhiều ý kiến khác không đồng ý thì thôi.
Trước đó, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam chưa có kế hoạch hay văn bản gì, qua tọa đàm thì mình thấy ý đó hay thì mới phát biểu đề xuất" - ông Đáng chia sẻ.
Trước việc Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng hiệp hội không có chức năng lập hồ sơ để đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ông Đáng cho hay hiệp hội chỉ là đầu mối, tập hợp doanh nghiệp sản xuất, chế biến của Việt Nam. Khi hiệp hội thấy ở đâu làm nước mắm có đủ điều kiện trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì sẽ phối hợp, hỗ trợ làm hồ sơ.
Ví dụ như làng nghề nước mắm Ba Làng (ở Thanh Hóa) mà có đủ 4 tiêu chí để trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì hiệp hội sẽ làm việc với cơ sở sản xuất để họ tự nguyện đề xuất với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, nếu sở đồng ý lập hồ sơ thì quá trình xây dựng hồ sơ hiệp hội sẽ hỗ trợ, chứ không phải hiệp hội làm hồ sơ để đề nghị.
Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cũng cho rằng ở nước ta không chỉ có nghề làm nước mắm Phú Quốc, mà có ở nhiều địa phương khác, do đó ông muốn xây dựng nhiều thương hiệu nghề làm nước mắm trở thành di sản văn hóa phi vật thể.
"Nếu các nơi làm nghề nước mắm như Ba Làng, Quảng Tích, Sá Sùng,... đủ điều kiện thì mình nên làm hết để khuyến khích sản phẩm được lưu hóa ở Việt Nam và trên thế giới" - ông Đáng nói.
Trước đó, một số báo đưa thông tin tại hội thảo Nước mắm Việt - Nâng tầm ẩm thực Việt Nam diễn ra ngày 30-9, ông Trần Đáng phát biểu cho biết Hiệp hội Nước mắm Việt Nam sẽ phối hợp với Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam xây dựng đề án xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, nhằm đưa nước mắm Việt Nam lên tầm cao mới.
Đồng thời, hai hiệp hội cùng nhau nghiên cứu, xây dựng bộ hồ sơ trình Chính phủ công nhận nước mắm là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Sau đó, nhiều ý kiến cho rằng nước mắm là ẩm thực hiện hữu, không thể gọi là di sản văn hóa phi thể. Nghề làm nước mắm mới có thể trở thành di sản văn hóa phi vật thể.
Tại Việt Nam hiện nay, nghề làm nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) và Nam Ô (Đà Nẵng) đã được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tòa sơ thẩm tuyên hồi tháng 3.
Nếu đơn từ nhiệm tại FLC được thông qua, ông Doãn Hữu Đoàn vẫn đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Bamboo Airways nhiệm kỳ 2019 - 2024 và là phó tổng giám đốc thường trực tại đơn vị này.
Theo thông tin của PV Tiền Phong, trước khi bị bắt, ông Trần Duy Đông - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương - đã 2 lần bị kỷ luật và vướng một số khiếu kiện kéo dài khi giữ chức Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước.
Mọi sự phát triển của TP.HCM là hiệu ứng lan tỏa ra cả vùng. Do vậy, đây không phải là câu chuyện của riêng TP, mà là câu chuyện của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để đón vận hội của TP.HCM như đón vận hội của chính mình.
Ông Dương Văn An - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận - cho biết, quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành sau khi tỉnh hoàn thành việc tổng kết 30 năm tái lập, rút ra rất nhiều bài học kinh nghiệm qua quá trình phát triển. Từ một tỉnh có rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, được người dân khái quát bằng 3 từ “khó, khô, khổ” nhưng bằng nhiều quyết tâm, Bình Thuận đã vượt khó đi lên.
THỪA THIÊN HUẾ - Hiện tại, Khu chung cư Đống Đa (phường Phú Nhuận, TP. Huế) đã xuống cấp trầm trọng. Nhiều năm nay, cuộc sống của người dân cư trú trong...
Diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 629,34 ha, thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn. Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai gã khổng lồ kinh tế số 1 và số 2 thế giới là Mỹ-Trung Quốc được dự đoán sẽ leo thang hơn nữa khi ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (5/11) càng đến gần.
Hà Giang - Diện tích đất thu hồi , Tập đoàn FLC từng thuê để thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo.