TPO - Theo thông tin của PV Tiền Phong, trước khi bị bắt, ông Trần Duy Đông - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương - đã 2 lần bị kỷ luật và vướng một số khiếu kiện kéo dài khi giữ chức Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước.
Chiều 3/4, Trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an - cho biết, ông Trần Duy Đông - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương - bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tạm giam để điều tra tội nhận hối lộ, liên quan đến vụ án Xuyên Việt Oil
Theo thông tin của PV Tiền Phong, ông Trần Duy Đông là một trong số 4 lãnh đạo Cục, Vụ đáng chú ý của Bộ Công Thương trong khoảng gần 2 năm trở lại đây khi có nhiều tin đồn liên quan đến các vụ việc về xăng dầu, năng lượng tái tạo.
Gần 2 tuần trước khi bị bắt, ngày 23/2/2024, ông Đông được lãnh đạo Bộ Công Thương điều động, bổ nhiệm từ vị trí Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu sang vị trí Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại. Nhiều lãnh đạo vụ, cục của Bộ Công Thương cùng với ông Đông cũng bị điều chuyển từ cấp trưởng thành cấp phó ở đơn vị khác trong dịp này.
Đầu tháng 6/2023, ông Đông được Bộ Công Thương điều động, bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu. Điều đáng nói, thông tin bổ nhiệm ông Đông làm Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu không được đưa lên cổng thông tin của Bộ Công Thương như các trường hợp bổ nhiệm trước đó. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Xuất nhập khẩu, ông Đông từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước của bộ này từ tháng 8/2017.
Điều đáng nói, trong thời gian giữ chức Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, ông Đông bị phản ứng dữ dội và thậm chí bị khiếu kiện trong một thời gian dài khi điều động ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - sang phụ trách mảng khác thay cho mảng xăng dầu mà ông Lộc An đã nắm giữ nhiều năm.
Ông Trần Duy Đông- Cục phó Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương trước khi bị điều tra liên quan vụ án Xuyên Việt Oil. |
Từ ngày 18 - 20/12/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tổ chức họp kỳ thứ 34. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét dấu hiệu vi phạm trong tham mưu, ban hành cơ chế kinh doanh, điều hành nguồn cung ứng, cấp phép kinh doanh xăng, dầu; quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá của nhiều lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ Công Thương.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ trách nhiệm với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về một số cán bộ thuộc Bộ Công Thương. Ông Trần Duy Đông, khi đó là Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cũng có tên trong kết luận vi phạm.
Tại kỳ họp thứ 35, từ ngày 10, 11 và 19/1/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ông Trần Duy Đông, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cùng nhiều lãnh đạo đơn vị khác thuộc Bộ Công Thương cũng bị cảnh cáo.
Tháng 5/2023, theo thông báo của Bộ Công Thương, thực hiện Thông báo số 142-TB/UBKTTW ngày 11/10/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; căn cứ kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân tại Vụ Thị trường trong nước có liên quan đến vi phạm, khuyết điểm, hạn chế được chỉ ra trong Thông báo số 142-TB/UBKTTW, ông Trần Duy Đông bị phê bình nghiêm khắc và yêu cầu rút kinh nghiệm. Việc phê bình và yêu cầu rút kinh nghiệm này xuất phát từ việc Vụ Thị trường trong nước để xảy ra việc cán bộ đi công tác nước ngoài về Việt Nam muộn hơn thời gian trong quyết định.
Trong kết quả xác minh nội dung đơn thư phản ánh về các vấn đề tại Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, đoàn đi công tác nước ngoài của Vụ thị trường trong nước có 2 thành viên trong đoàn công tác trở về Việt Nam không đúng theo kế hoạch được duyệt. Việc hai ông này trở về Việt Nam muộn so với kế hoạch khi chưa được Bộ Công Thương phê duyệt là không đúng quy chế làm việc của Bộ Công Thương. Ông Trần Duy Đông khi đó là Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước nên cũng phải chịu trách nhiệm về vụ việc.
Ông Đông bị kỷ luật xuất phát từ việc có đơn thư gửi Bộ trưởng Công Thương và một số cơ quan trong bộ liên quan đến ông Trần Duy Đông là Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước nhưng bỏ tổ chức và sinh hoạt Đảng 4 lần trong năm 2018, hai chuyên viên của Vụ tự ý ở lại nước ngoài 3 ngày, quá thời gian quy định sau khi đoàn công tác bằng tiền ngân sách đã quay trở về nước.
Trong văn bản trả lời báo Tiền Phong sau loạt bài “Chuyện lạ tại Vụ thị trường trong nước: Sai phạm không bị xử lý?”, Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Công Thương kết luận: “Đồng chí Trần Duy Đông là Bí thư Chi bộ có trách nhiệm đối với việc không tổ chức sinh hoạt chi bộ thường lệ này. Chi bộ Vụ Thị trường trong nước không tổ chức sinh hoạt định kỳ 4 tháng trong năm 2018 là không thực hiện đúng quy định của Đảng”.
Liên quan vụ án Xuyên Việt Oil, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội nhận hối lộ.
Ông Lê Duy Minh - Giám đốc Sở Tài chính TPHCM, nguyên Cục trưởng Cục Thuế TPHCM - bị bắt về tội nhận hối lộ.
Tháng 12/2023, Cơ quan an ninh điều tra cũng khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Đức Thọ - cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre - để điều tra về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Tháng 9/2023, bà Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và bà Nguyễn Thị Như Phương - Phó Gián đốc Xuyên Việt Oil - bị bắt về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Thanh tra tỉnh Bình Dương đã có kết luận, chỉ ra một số sai phạm liên quan đến khu công nghiệp Tân Bình và khu công nghiệp Rạch Bắp.
Tuyên bố của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) cho biết, Hội đồng đã chính thức thông qua các biện pháp hạn chế nhắm vào nền kinh tế Belarus vào ngày 29/6, với lý do chế độ này có liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào Ukraine.
Chính quyền xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản báo cáo lên cấp trên về việc người dân vừa phát hiện một hang động tráng lệ nằm trên địa bàn xã này và tạm đặt tên là hang Sơn Nữ.
Người đàn ông nhập viện với nhiều thương tích sau khi bị 'cưỡng chế' rời đầm nuôi tôm tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng.
Liên quan đến vụ cựu Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Định xây nhà trên núi 'để sống ẩn dật' gây xôn xao dư luận, mới đây, lãnh đạo UBND...
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt mức tiền lương kế hoạch năm 2024 của thành viên hội đồng thành viên, kiểm soát viên công ty mẹ - Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM).
Cụ thể, ngày 25/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã có thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DLG theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của CTCP Lilama 45.3. Thông báo yêu cầu DLG trong thời hạn 30 ngày, công ty phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản này và các tài liệu kèm theo. Ngoài ra, riêng DLG trong thời hạn 15 ngày phải xuất trình cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu như BCTC 3...
Vào lúc 8h sáng mai 28/6, tại khách sạn Rex (số 141, đường Nguyễn Huệ, quận 1), Báo Tiền Phong tổ chức Hội thảo “Chính sách mới - Trợ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển” với sự tham dự của đại diện nhiều bộ ngành, chuyên gia, doanh nghiệp và các địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhiều sinh viên, người đi làm tại Hà Nội gần đây đã phải bỏ cọc, trả lại phòng trọ, căn hộ chung cư trước dịp Tết Nguyên đán năm 2024...