Cho một tương lai bền vững hơn ở Tiểu vùng sông Mekong

17:20 24/11/2023

Sáng nay 24/11, Diễn đàn quốc tế Mekong với chủ đề 'Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Mekong, hướng tới phát triển bền vững' do Học viện Ngoại giao (DAV) và Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) đồng chủ trì tổ chức đã diễn ra tại Khách sạn Liberty Central Saigon Citypoint, thành phố Hồ Chí Minh.

Cho một tương lai bền vững hơn ở Tiểu vùng sông Mekong
Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Tiến sỹ Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của gần 150 đại biểu, bao gồm các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế; đại diện các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán; đại diện các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, các sở, ngành của thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long...

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Tiến sỹ Phạm Lan Dung nhấn mạnh, sông Mekong có vai trò quan trọng không chỉ với các nước tiểu vùng mà với toàn cầu. Sông Mekong là nguồn sống của trên 60 triệu người trong lưu vực, cung cấp khoảng 1/4 sản lượng cá nước ngọt và 15% sản lượng lúa gạo toàn cầu.

Ông Florian C. Feyerabend, Đại diện Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Với tiềm năng phong phú và vị trí địa chiến lược quan trọng, tiểu vùng Mekong đã và đang thu hút sự quan tâm của các nước trong và ngoài khu vực, nhất là các nước lớn. Tiểu vùng Mekong trở thành một trong số ít tiểu vùng trên thế giới có đầy đủ các cơ chế hợp tác nội vùng cũng như các cơ chế hợp tác với nhiều đối tác bên ngoài.

Các cơ chế này góp phần hình thành các trục giao thông, hành lang kết nối, liên kết kinh tế; tạo thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội bền vững. Tuy nhiên, một số lĩnh vực hợp tác có tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả do thiếu vai trò điều phối và thiếu sự phối hợp giữa các cơ chế.

Các nước nhận thức rõ vấn đề nhưng khó có thể giải quyết một cách căn bản do sự khác biệt về lợi ích giữa các đối tác phát triển, giữa các nước Mekong với các đối tác và giữa các nước Mekong với nhau.

Trong bối cảnh đó, việc tăng cường nghiên cứu, trao đổi, tìm kiếm giải pháp nhằm hài hòa lợi ích của các quốc gia, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác đặt ra hết sức cấp thiết.

Gần 150 đại biểu là các học giả, nhà nghiên cứu về Mekong đã tham gia Diễn đàn.

Tiến sỹ Phạm Lan Dung cho rằng, bên cạnh nỗ lực của kênh ngoại giao chính thức, các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp của giới chuyên gia, học giả sẽ góp phần hỗ trợ thực hiện các mục tiêu này. Hợp tác liên cơ chế, hành động tập thể, chia sẻ kiến thức và phối hợp chính sách là chìa khóa để thúc đẩy hợp tác hướng tới tương lai bền vững của tiểu vùng Mekong…

Về phần mình, phát biểu tại phiên khai mạc, ông Florian C. Feyerabend, Đại diện Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam nhấn mạnh, tiểu vùng Mekong được biết đến không chỉ với cảnh quan đặc biệt tươi đẹp mà còn bởi thế mạnh kinh tế, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam…

Tuy nhiên, theo ông Florian, đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, bao gồm nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết cực đoan...

Cho một tương lai bền vững hơn ở Tiểu vùng sông Mekong
Các đại biểu cho rằng, với tiềm năng phong phú và vị trí địa chiến lược quan trọng, tiểu vùng Mekong là một trong số ít tiểu vùng trên thế giới có đầy đủ các cơ chế hợp tác nội vùng cũng như các cơ chế hợp tác với nhiều đối tác bên ngoài.

Do đó, các nước tiểu vùng cần có nhận thức chung, tiếng nói chung và nỗ lực xây dựng các giải pháp để giải quyết những thách thức này. Để có những giải pháp hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu cũng như tiềm năng phát triển của các cơ chế hợp tác tiểu vùng.

Cho rằng hỗ trợ sự phát triển bền vững của khu vực là một trong những mục tiêu của KAS, ông Florian C. Feyerabend tin rằng các giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất chỉ có thể có được thông qua quá trình chia sẻ thông tin, trao đổi tri thức, kinh nghiệm của các chuyên gia, nhà khoa học và giới hoạch định chính sách. Đại diện KAS bày tỏ, điều quan trọng là các nước tiểu vùng cùng tìm kiếm giải pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ chế hợp tác, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Các đại biểu tham dự Diễn dàn chụp ảnh lưu niệm tại phiên Khai mạc.

Diễn đàn quốc tế Mekong gồm 3 phiên. Phiên 1 tập trung làm rõ tầm quan trọng của tiểu vùng Mekong trong bối cảnh biến động khu vực và toàn cầu. Tại Phiên 2, các diễn giả trình bày quan điểm của ASEAN, Ủy hội sông Mekong (MRC) và các nước tiểu vùng Mekong (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam) về những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác tiểu vùng. Tại phiên 3, các kịch bản về triển vọng hợp tác giữa các cơ chế tiểu vùng Mekong là nội dung chính được các học giả, nhà nghiên cứu đề cập, trao đổi.

Diễn đàn quốc tế Mekong lần thứ 3 là hoạt động tiếp nối thành công của chuỗi Diễn đàn Mekong 1 và 2 do Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam tổ chức trong năm 2022.

Có thể bạn quan tâm
Ông Trump được hủy vụ truy tố về giữ tài liệu mật

Ông Trump được hủy vụ truy tố về giữ tài liệu mật

08:00 16/07/2024

Thẩm phán liên bang ở Florida hủy vụ truy tố Donald Trump về cáo buộc xử lý sai tài liệu mật, đánh dấu chiến thắng pháp lý lớn của cựu tổng thống.

Hàn Quốc triển khai hệ thống chống máy bay không người lái

Hàn Quốc triển khai hệ thống chống máy bay không người lái

09:30 18/02/2023

Thủ tướng Han Duck-soo nhấn mạnh Hàn Quốc cần phải tăng cường khả năng chống máy bay không người lái (UAV) cũng như có các phương án để đối phó với các hoạt động khủng bố sử dụng UAV có vũ trang.

Nga có thể đã dùng UAV phản lực tập kích Ukraine

Nga có thể đã dùng UAV phản lực tập kích Ukraine

15:30 09/01/2024

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy Nga dường như bắt đầu sử dụng UAV kiểu Shahed được trang bị động cơ phản lực để tập kích Ukraine.

Mở rộng hợp tác với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, NATO ký thỏa thuận chính thức đầu tiên với một nước châu Á

Mở rộng hợp tác với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, NATO ký thỏa thuận chính thức đầu tiên với một nước châu Á

16:30 12/07/2024

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và 4 đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã nhất trí khởi động các dự án trong 4 lĩnh vực, trong khi ký kết với Hàn Quốc một thỏa thuận chính thức đầu tiên.

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam: Tôi rất ngưỡng mộ nhiệt huyết của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam: Tôi rất ngưỡng mộ nhiệt huyết của Thủ tướng Phạm Minh Chính

09:20 28/06/2024

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young-sam kỳ vọng chuyến thăm Hàn Quốc mang tính bước ngoặt lịch sử lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục đưa mối quan hệ hai nước vốn đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất tiếp tục được phát triển “tốt đẹp hơn”.

Nga bác tin đứng sau vụ phá hoại đường sắt Pháp trước thềm Olympic

Nga bác tin đứng sau vụ phá hoại đường sắt Pháp trước thềm Olympic

20:40 29/07/2024

Điện Kremlin bác đồn đoán rằng Nga đứng sau loạt vụ tấn công hệ thống đường sắt Pháp ngay trước thềm khai mạc Olympic Paris.

Hoài nghi về thỏa thuận an ninh 10 năm Mỹ - Ukraine

Hoài nghi về thỏa thuận an ninh 10 năm Mỹ - Ukraine

13:10 14/06/2024

Thỏa thuận an ninh Mỹ - Ukraine được kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ Kiev, nhưng tương lai của nó bị hoài nghi khi mọi cam kết có thể bị phá nếu ông Trump tái đắc cử.

Áp lực kinh tế dâng cao, Iraq, Ai Cập và Jordan chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh

Áp lực kinh tế dâng cao, Iraq, Ai Cập và Jordan chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh

15:10 08/08/2023

Ngày 7/8, Thủ tướng Jordan Bisher Al Khasawneh cho hay, Iraq, Ai Cập và Jordan sẽ sớm tổ chức hội nghị thượng đỉnh nhằm thảo luận giải pháp tháo gỡ áp lực kinh tế ở ba nước.

Lý do Israel - Hezbollah cùng lùi bước trước bờ vực chiến tranh

Lý do Israel - Hezbollah cùng lùi bước trước bờ vực chiến tranh

10:50 31/08/2024

Một cuộc xung đột toàn diện sẽ tàn phá nặng nề cả Hezbollah và Israel ở vào thời điểm mà đôi bên đều không sẵn sàng chịu thêm tổn thất.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới