Các bộ sưu tập, sản phẩm đá quý như kim cương, ngọc bích, hồng ngọc...được trưng bày trong "Triển lãm quốc tế về trang sức tại Việt Nam" đang diễn ra ở TP.HCM, kéo dài đến ngày 11-6.
Ngày cuối tuần, rất đông người dân, giới kinh doanh trang sức, người sưu tầm đã đổ về Nhà thi đấu Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) để giao lưu, tìm hiểu các xu hướng trang sức, đá quý thế giới cũng như chiêm ngưỡm các bộ sưu tập trang sức hấp dẫn làm từ trang sức vàng từ nhiều quốc gia đem đến triển lãm.
Nhiều bộ sưu tập mới nhất của thương hiệu trang sức nổi tiếng
Nhiều thương nhân quốc tế cũng bày tỏ ngạc nhiên trước sự độc đáo, đa dạng của thị trường đá quý Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Triển lãm đã trưng bày nhiều sản phẩm như: kim cương, ngọc bích, hồng ngọc, đá quý màu, hổ phách, ngọc trai.... trong đó nhiều tác phẩm giá trị cao đến vài tỉ đồng.
Ngoài ra còn xuất hiện các bộ sưu tập mới nhất của những thương hiệu trang sức nổi tiếng của Việt Nam và nước ngoài.
Với các doanh nghiệp, triển lãm đã trở thành thương hiệu quảng bá đá quý và trang sức của Việt Nam với thế giới, đặc biệt chuẩn bị cho cao điểm mùa cưới sắp tới.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp châu Âu đã đầu tư hàng tỉ USD tại Việt Nam để sản xuất trang sức đá quý, để xuất khẩu khắp thế giới nhờ tận dụng nguồn nhân công lành nghề tại chỗ và nguồn nguyên liệu phong phú.
Tuy vậy, các gian hàng của Việt Nam tại triển lãm trên chủ yếu trưng bày đá quý thô, hoặc đã gia công chế tác thành bán thành phẩm, ít sản phẩm trang sức có gắn đá quý.
Ông Hoàng Thế Ngữ, chủ tịch Hội đá quý Việt Nam - cho rằng điều này phản ánh ngành công nghiệp đá quý và trang sức Việt Nam còn thua kém về nhiều mặt so với các nước trong khu vực, mặc dù có nguồn tài nguyên đá quý khá phong phú về chủng loại và đa dạng về chất lượng.
Hội đá quý Việt Nam cũng nhận định tiềm năng của thị trường này còn rất lớn trong bối cảnh nhu cầu sử dụng đá quý trong nước ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực trang sức và phong thủy. Việt Nam còn có hai vùng mỏ ruby chất lượng cao ở Yên Bái và Nghệ An nổi tiếng thế giới, được đánh giá cao.
Không những vậy, thời gian qua, Việt Nam hiện tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu đá quý sang nhiều quốc gia trong khu vực. Các biến động này là cơ hội cho ngành công nghiệp đá quý và trang sức Việt Nam sớm bắt kịp các nước trong khu vực.
Triển lãm thu hút với hơn 50 đơn vị đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Campuchia, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Ý, Ba Lan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Có thể điểm mặt một số tên tuổi lớn của ngành như thương hiệu Kiran Imports (Hong Kong) Co.,Ltd- nhà cung cấp kim cương tự nhiên hàng đầu thế giới; CFAN Instrument, một doanh nghiệp công nghệ cao quốc gia chuyên về R&D, sản xuất và bán các dòng sản phẩm máy quang phổ huỳnh quang tia X từ Trung Quốc.
Hay Asolo Gold Spa tọa lạc tại San Zenone Degli Ezzelini (Ý) đã có hơn 50 năm dẫn đầu về sản xuất, phát triển và tiếp thị dây chuyền vàng và bạch kim; Everest Gems Co.,Ltd, công ty kinh doanh thế hệ thứ 3 có uy tín trong thế giới kim cương, đá màu và trang sức....
TP.HCM tồn đến 15.800 hồ sơ nhà đất trong vòng gần hai tháng qua, gấp đôi so với con số thống kê trước đó. Tuy nhiên tiến độ xử lý đang được đẩy nhanh.
Chỉ tính từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Hà Nội đã có 6 văn bản đề nghị UBND huyện Sóc Sơn...
Hàng trăm lô đất của các đơn vị, địa phương đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt phương án đấu giá và có quyết định đấu giá, nhưng chưa...
Bắc Giang - Cùng với việc UBND huyện Lạng Giang có văn bản phản đối Công ty TNHH Amway Việt Nam tổ chức hội thảo trên địa bàn huyện, Sở...
Tại tỉnh Quảng Trị , có 40 dự án chậm tiến độ nhiều năm và địa phương này đã tiến hành rà soát, kiểm tra, đôn đốc để xử lý.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng quyết định tách thửa mới sẽ ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, phân lô bán nền trái phép, giải quyết quyền lợi chính đáng của người dân...
Thời gian qua, phân khúc đất nền huyện Đông Anh (Hà Nội) ghi nhận mức giá tăng cao. Theo chuyên gia, mức tăng giá không diễn ra ở tất cả...
Vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) hồi tháng 9/2022 vẫn chưa tìm được thủ phạm. Trong khi đó, Thụy Điển và Đan Mạch đã tuyên bố khép lại cuộc điều tra.
Một quan chức khẳng định Liên bang (LB) Nga sẵn sàng khôi phục thỏa thuận ngũ cốc, song trước đó cần phải đáp ứng các trách nhiệm đối với Nga theo thỏa thuận này.