TPO - Một bức ảnh tuyệt đẹp về loài thực vật ký sinh đặc biệt, Thismia thaithongiana, đã giành giải vàng ở hạng mục Thực vật và Nấm của Giải thưởng Nhiếp ảnh Thiên nhiên Thế giới 2024. Vì sao loài thực vật này lại có hình dáng kỳ lạ vậy?
Nhiếp ảnh gia Chatree Lertsintanakorn đã chụp được bức ảnh đầy mê hoặc tại khu bảo tồn động vật hoang dã hẻo lánh ở Thái Lan. (Ảnh: Chatree Lertsintanakorn/WNPA) |
Bức ảnh về loài thực vật ký sinh kỳ lạ trông giống như một con cú cau có đã giành chiến thắng trong cuộc thi nhiếp ảnh toàn cầu cho bức ảnh đẹp nhất về thực vật và nấm.
Theo Giải thưởng Nhiếp ảnh Thiên nhiên Thế giới, ẩn mình trong vùng đất tối, "con cú" phát ra ánh sáng màu ngọc lục bảo kỳ lạ.
Nhiếp ảnh gia Chatree Lertsintanakorn đã chụp được bức ảnh đầy mê hoặc này tại một khu bảo tồn động vật hoang dã hẻo lánh ở Thái Lan, nơi thân nở hoa của những loài thực vật cực nhỏ nhô lên khỏi mặt đất dưới gốc cây.
Cây Thismia thaithongiana là một loài nấm dị dưỡng, nghĩa là nó không quang hợp mà lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ nấm - cụ thể hơn là loại nấm liên quan đến rễ cây. Năm 2018, các nhà khoa học đã phát hiện ra nó ở dãy núi Doi Hua Mot ở Thái Lan.
Theo tờ The Nation của Thái Lan, người ta biết rất ít về loài cây này, nhưng thân hình kỳ dị của nó đã khiến nó có cái tên "Phisawong Ta Nok Hook", có nghĩa là "mắt cú bí ẩn".
T. thaithongiana dành phần lớn thời gian sống dưới lòng đất cho đến khi nổ tung, để lộ dáng vẻ đặc biệt của nó.
Lertsintanakorn đã tìm hiểu về loài ký sinh quý hiếm này khi gặp gỡ nhiếp ảnh gia Suchat Chanhomhuan, một trong những người phát hiện ra nó.
Với sự giúp đỡ của Chanhomhuan, Lertsintanakorn đã chụp được bức ảnh này và cho biết: “Tôi nhận thấy nó mọc chủ yếu gần gốc cây nên rất dễ bị bỏ qua”.
T. thaithongiana chỉ được nhìn thấy khi quả của nó mọc lên khỏi mặt đất, và thậm chí khi đó, nó cực kỳ nhỏ bé. “Tôi rất ngạc nhiên bởi kích thước nhỏ bé của nó, chỉ dài từ 0,08 đến 0,3 inch,” ông nói.
Bức ảnh của Lertsintanakorn đã được trao giải Vàng ở hạng mục Thực vật và Nấm trong Giải thưởng Nhiếp ảnh Thiên nhiên Thế giới năm 2024 với hơn 3.000 tác phẩm dự thi.
Nghiên cứu mới cho thấy tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo như bóng đèn hay điện thoại thông minh sau nửa đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường loại 2.
Anh Nguyễn Văn Tiến (44 tuổi, Hà Nội) dành hơn 10 năm để nghiên cứu phát triển hệ thống giám sát y tế và quan trắc môi trường ứng dụng trong đo mưa, giám sát chất lượng nước…
Các nhà khảo cổ ở Ý đã khai quật được một ngôi mộ 2.200 năm tuổi có hình vẽ hai sinh vật thần thoại quý hiếm: nhân mã biển có đầu và thân là một người đàn ông, còn phần thân dưới là hình con ngựa.
Cư dân ở thành phố Lopburi dường như không thể nhẫn nhịn thêm khi bầy khỉ đông đúc trở nên hung dữ và cướp giật thức ăn theo cách thô bạo.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, các bộ, ngành đặt ra mục tiêu, tiến độ cụ thể trong thực hiện chuyển đổi số, nhất là liên quan đến 25 dịch vụ công thiết yếu của người dân.
Sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, một số động vật ở đây trở nên khác lạ như ếch da đen hơn, sói có khả năng kháng ung thư.
Sau Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lễ hội tăng cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng ôtô công trái quy định, người sử dụng có thể bị phạt nặng.
Tối 27/10, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp tổ chức lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng năm 2023. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh các tài năng trẻ khoa học công nghệ xuất sắc có độ tuổi dưới 35 đang học tập, nghiên cứu và làm việc ở trong nước hoặc nước ngoài. Qua 20 năm tổ chức, giải thưởng Quả cầu vàng đã thu hút hàng nghìn tài năng trẻ trên khắp cả nước và các sinh viên, nhà khoa học trẻ...
Việc một loài thực vật mới được công bố không chỉ có ý nghĩa đối với môi trường về mặt đa dạng sinh học mà còn mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu giúp ích cho con người.