Chàng trai mồ côi của xã biên giới chinh phục giải quốc gia

13:00 09/08/2024

Là người đầu tiên trong xã đậu vào trường chuyên, Lê Sơn Giang chưa kịp vui mừng thì mẹ đột ngột ra đi do tai nạn giao thông. Nam sinh này hụt hẫng, tưởng chừng bỏ lỡ ước mơ du học nước ngoài.

Lê Sơn Giang học tiếng Nga trực tuyến để chuẩn bị cho ước mơ du học nước ngoài - Ảnh: A LỘC

Đạt giải ba học sinh giỏi quốc gia môn địa lý, Lê Sơn Giang (18 tuổi, học sinh Trường THPT chuyên Quang Trung, Bình Phước) thuộc diện được tuyển thẳng vào đại học.

Dù vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Giang cũng đạt thành tích rất ấn tượng với tổng điểm ba môn khối C là 28,5 điểm (ngữ văn 9,25; lịch sử 9,5 và địa lý 9,75).

Mẹ mất, muốn bỏ trường chuyên để chăm em

Nằm ở phía đông huyện Bù Đăng (Bình Phước) giáp các tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, xã Đồng Nai khá thưa thớt dân cư với 70% là đồng bào dân tộc, đời sống còn nhiều khốn khó, gia đình ông Lê Minh Tuân (ba của Giang) là một trong những hộ khó khăn của địa phương.

Bà Đặng Thị Nhuần (ngụ ấp 4, xã Đồng Nai) cho biết gia đình Tuân từ nơi khác đến địa phương lập nghiệp. "Nhà đó khó khăn lắm, phải ở nhà thuê. Vợ chồng làm lụng vất vả để nuôi ba con nhỏ ăn học. May mắn là cả ba con đều ngoan, chăm học, nhất là Giang", bà Nhuần nói.

  • Gặp lại sau Tiếp sức đến trường 2023: Tố Trinh đã cười nhiều hơn

  • Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ: 1.100 suất học bổng Tiếp sức đến trường năm học 2024-2025

Năm 2021, dù không được thầy cô, bạn bè kỳ vọng nhiều nhưng Giang vẫn quyết tâm dự thi vào Trường THPT chuyên Quang Trung (TP Đồng Xoài). Kết quả vỡ òa khi Giang đậu chuyên văn, trở thành người đầu tiên của xã bước vào cổng trường chuyên. Từ đó, Giang trở thành tấm gương hiếu học của làng.

Chỉ vài tháng sau khi nhập học, Giang nhận tin mẹ mất do tai nạn giao thông. Nam sinh chết lặng, hoang mang. "Lúc đó tôi có tâm lý khác, không muốn học ở đấy nữa, mà muốn chuyển về trường gần nhà phụ bố chăm hai em nhỏ", Giang nhớ lại. May mắn được sự động viên từ cha, và thầy cô về tận nhà thăm và động viên, Giang dần lấy lại tinh thần và chọn ở lại học tiếp.

Công việc sửa xe thu nhập không ổn định, biến cố khiến gánh nặng càng đổ dồn lên vai ông Tuân. Dù thiếu trước hụt sau, ông Tuân vẫn động viên, quyết tâm cho các con học đến nơi đến chốn. "Con muốn học thì phải cố gắng. Tình huống xấu nhất thì lại vay nợ hoặc xin bà con dòng họ giúp", ông Tuân bộc bạch.

Thương cha, Giang càng cố gắng học. Không phụ lòng cha và thầy cô, Giang đạt giải nhất học sinh giỏi của tỉnh, đặc biệt là giải ba học sinh giỏi quốc gia, vừa đủ để Giang xét tuyển học bổng du học từ Chính phủ Liên bang Nga.

Mẹ mất sớm, Lê Sơn Giang cùng hai em nhỏ tự lập và thành thạo nấu cơm, giặt giũ, dọn nhà... phụ cha - Ảnh: A LỘC

Dạy thêm trực tuyến lấy tiền học ngoại ngữ, mong được tiếp sức đến trường

Đầu tháng 8, chúng tôi tìm đến nhà của Giang. Giữa mùa mưa, căn nhà vẫn nóng hầm hập bởi mái nhà, tường nhà đều dựng bằng tôn thép. Một phần nền nhà đổ xi măng, còn lại vẫn là nền đất. Căn nhà trống hoác, mọi vật dụng đều cũ kỹ, phủ lớp bụi thời gian.

Ngồi trước máy vi tính đặt trên chiếc bàn gỗ cũ, tai đeo phone, Giang chăm chú dạy online cho khoảng 20 học sinh khác. Sau hai tiếng làm "thầy giáo", Giang chuyển sang học tiếng Nga trực tuyến.

Máy tính được mua từ tiền học bổng mà Giang dành dụm được trong lúc học ở trường. Có mác học sinh giỏi quốc gia, Giang cùng một nam sinh khác mở lớp dạy online để có thêm tiền trang trải chi phí học hành, chuẩn bị cho kế hoạch tương lai. "Tiền dạy học được 5 triệu đồng, tôi dùng để đăng ký lớp học tiếng Nga trực tiếp. Ngày mai tôi bắt xe lên TP.HCM để học", Giang nói.

  • Học bổng Tiếp sức đến trường 2024: Không để Thảo đơn độc trong dông bão cuộc đờiĐỌC NGAY

Về dự định sắp tới, Giang cho biết đã xin được học bổng từ Chính phủ Liên bang Nga với ngành quan hệ quốc tế. Hiện Giang đang chờ xem xét học bổng cấp bù của Chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, Giang cũng nộp hồ sơ vào Học viện Ngoại giao (Hà Nội) với cùng ngành học.

Giang lý giải về lựa chọn của mình: "Hồi nhỏ tôi đã thích lịch sử và địa lý nên tích cực tìm hiểu sâu. Tôi cũng có đam mê rất lớn với văn hóa, chính trị, ngoại giao của các quốc gia, đặc biệt là nước Nga. Năm lớp 10, tôi biết đến học bổng hiệp định tại Liên bang Nga và tìm cách chinh phục mục tiêu này ngay từ đó".

Giang thừa nhận bản thân yếu ngoại ngữ và là rào cản lớn nhất, do vậy Giang luôn cố gắng học thêm ngoại ngữ khi còn học phổ thông. Tuy nhiên qua tìm hiểu, có nhiều người cũng yếu ngoại ngữ nhưng vẫn học được. Mặt khác, Giang đánh giá cao môi trường học tập ở Nga và coi đó là động lực, thử thách để thôi thúc bản thân vươn lên.

Kinh phí đi du học cũng làm Giang không khỏi lo lắng. Trong đó, học bổng từ Chính phủ Nga đã tài trợ học phí, chỗ ở miễn phí. Riêng học bổng cấp bù vẫn đang đợi. "Năm đầu chắc sẽ dựa vào gia đình. Sau năm nhất ổn định, tôi sẽ làm thêm bên ngoài và săn các học bổng. Trước đây rời nhà lên trường chuyên tôi đã thích ứng được, giờ cũng vậy", Giang tự tin nói.

Vượt qua biến cố khẳng định bản thân

Cô Nguyễn Thị Kim Phụng - giáo viên phụ trách đội tuyển học sinh giỏi Trường THPT chuyên Quang Trung - nhận xét hoàn cảnh của Giang rất đặc thù. Gia đình Giang sống ở xã khó khăn của huyện Bù Đăng, cha làm nghề sửa xe nuôi ba con nhỏ, Giang là anh cả. Cả gia đình sống trong căn nhà tạm dựng trên đất người khác, vừa để ở vừa làm nghề sửa xe.

Hầu như toàn bộ học kỳ 1 năm lớp 10, do ảnh hưởng của COVID-19, Giang phải học trực tuyến bằng điện thoại của cha. Biến cố lớn nhất là khi mẹ mất, Giang không chỉ khó khăn vật chất mà thiếu thốn tình cảm của mẹ.

Khó khăn là vậy nhưng Giang sớm bộc lộ tố chất học sinh đội tuyển thi học sinh giỏi. Trong năm lớp 10 Giang đã dẫn đầu môn địa lý khối 10. Đến năm lớp 11 Giang có huy chương vàng Olympic 30/4, giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia. Đến năm lớp 12 Giang nâng giải quốc gia lên giải ba.

"Giang ngoan ngoãn và chăm chỉ. Trong quá trình học, Giang xác định được mục tiêu ngay từ đầu, quyết tâm thực hiện mục tiêu đó. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, không chỉ môn thi tuyển mà điểm thi của Giang ở các môn cũng rất cao, không vì thi tuyển mà xao nhãng các môn khác", cô Phụng nói.

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học, và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” - Công ty CP Phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên"; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức - Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Để ủng hộ cho chương trình, xin vui lòng chuyển qua tài khoản: Báo Tuổi Trẻ: 113000006100 tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh 3 TP.HCM. Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Hoặc đóng góp trực tiếp tại Phòng tiếp bạn đọc: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, và các văn phòng đại diện của báo trên cả nước.

Đồ họa: TUẤN ANH
Có thể bạn quan tâm
Cao nguyên đá Đồng Văn lần 3 đón danh hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu

Cao nguyên đá Đồng Văn lần 3 đón danh hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu

06:40 29/10/2023

Tối 28/10, tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu thành viên mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ 3 và khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ 9 năm 2023.

Rằm tháng Tám đến Hà Giang dự Lễ hội Cầu Trăng độc đáo của người Tày

Rằm tháng Tám đến Hà Giang dự Lễ hội Cầu Trăng độc đáo của người Tày

14:10 11/09/2023

Lễ hội Cầu Trăng của người Tày ở Hà Giang diễn ra vào Rằm tháng Tám Âm lịch hằng năm, với ý nghĩa cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, bình an và nhiều may mắn cho dân bản.

Du khách thích thú với trái cây siêu to tại Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2024

Du khách thích thú với trái cây siêu to tại Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2024

05:00 11/08/2024

Lễ hội trái cây Khánh Sơn tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) thu hút du khách đến trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng của miền núi.

Tin văn hóa trong tuần: Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần II

Tin văn hóa trong tuần: Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần II

07:30 10/03/2023

Tin văn hóa trong tuần gây chú ý với việc Bộ VHTTDL ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt...

Bí thư T.Ư Đoàn gặp mặt đoàn đại biểu tham gia chương trình giao lưu thiếu nhi Việt - Trung

Bí thư T.Ư Đoàn gặp mặt đoàn đại biểu tham gia chương trình giao lưu thiếu nhi Việt - Trung

19:50 14/07/2024

Chiều 14/7, tại trụ sở T.Ư Đoàn, chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư gặp mặt đoàn đại biểu Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam tham dự chương trình giao lưu thiếu nhi Việt - Trung năm 2024.

Nạn nhân vụ sạt lở ở Hà Giang: 'Em đã nghĩ tới cái chết'

Nạn nhân vụ sạt lở ở Hà Giang: 'Em đã nghĩ tới cái chết'

21:30 13/07/2024

Bị đất đá vùi lấp đến cổ, trên lưng là người đàn ông không còn dấu hiệu sự sống, Vừ Mí Sính, 21 tuổi nghĩ sẽ phải bỏ mạng ở Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

Sứ mệnh cao cả của Viễn Chi: Hồi ức 10 năm giúp Campuchia

Sứ mệnh cao cả của Viễn Chi: Hồi ức 10 năm giúp Campuchia

13:30 28/06/2024

Những vụ án đình đám dưới sự chỉ đạo phá án của ông Viễn Chi trong 10 năm làm trưởng đoàn chuyên gia an ninh Bộ Nội vụ Việt Nam sang giúp nước bạn Campuchia từ 1979 - 1988 được kể lại trong cuốn Sứ mệnh cao cả (Hồi ức mười năm).

Bé trai bị nhiễm độc toàn thân vì bị rắn hổ mèo cắn

Bé trai bị nhiễm độc toàn thân vì bị rắn hổ mèo cắn

17:20 04/07/2023

Chiều 4.7, Bệnh viện Nhi đồng 2 ( TP Hồ Chí Minh ) cho biết vừa tiếp nhận một số trường hợp trẻ bị rắn hổ mèo cắn , trong...

Ông Đôi Truân liên quan gì với nguồn gốc Tết Đoan Ngọ giết sâu bọ?

Ông Đôi Truân liên quan gì với nguồn gốc Tết Đoan Ngọ giết sâu bọ?

21:00 06/06/2024

Một vụ mùa bội thu nhưng sâu bọ kéo đến rất đông. Ông Đôi Truân xuất hiện, bày cho dân làng lập đàn cúng gồm bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục để giết sâu bọ. Tết Đoan Ngọ có từ đó.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới