Cũng gói bánh tét, cũng nồi thịt kho, thế nhưng cái Tết của những phạm nhân Trại giam Kênh 7 lại đặc biệt hơn rất nhiều vì họ không đón Tết với người thân mà là những cán bộ giám thị. Mỗi cái Tết đi qua là 1 năm án tù giảm bớt, họ chờ ngày trở về với gia đình.
Nhiều cảnh đời sau song sắt
Chúng tôi có dịp cùng theo đoàn công tác đến thăm, chúc Tết Trại giam Kênh 7 – Bộ Công an, đóng trên địa bàn 3 huyện An Biên, An Minh và U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang vào ngày giáp Tết.
Không khí đón Tết trong Trại cũng rất đông vui, nhộn nhịp. Các phạm nhân cùng nhau dẹp dọn vệ sinh, chăm sóc hoa, gói bánh tét, nấu các món ăn Tết cùng với các giám thị.
Thăm hỏi những phạm nhân, chúng tôi được trò chuyện, nghe họ tâm sự về cuộc đời, về những lầm lỗi trong quá khứ của mình. Mỗi phạm nhân mang một bản án khác nhau, có người bồng bột gây nên tội lỗi, cũng có người vì hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng, dù bất cứ lý do gì, họ đều có chung cái kết là ngồi sau song sắt để trả giá cho những lỗi lầm của mình.
Bắt chuyện với phạm nhân T.N.L (SN 1974, ngụ huyện An Biên) đang cải tạo ở Phân trại số 1, chúng tôi được nghe về những cái tết không có người thân. Vừa chăm sóc cho cây kiểng trong khuôn viên trại, anh L tâm sự: “Giờ mình ân hận lắm rồi. Ngày thường thì không nói, nhưng đến Tết là cảm xúc nhớ gia đình dâng trào. Trước ở nhà, Tết vui vầy với người thân, bạn bè, giờ chỉ còn là kỉ niệm”.
Anh L kể, mình bị án chung thân về tội “Tham ô tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Có công việc cũng ổn nhưng vì lòng tham nên phạm sai lầm. Ân hận, buồn, nhưng đã muộn.
“15 năm qua ở trong Trại, mình nhận ra nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống, giờ chỉ cố gắng chấp hành án cho thật tốt thôi”, anh L bộc bạch.
Do quá trình cải tạo tốt, anh L được giảm án từ chung thân xuống còn 30 năm và đã được giảm thêm 2,5 năm.
“Mong ước cho gia đình mạnh khỏe, bình an. Mong cho đừng ai lầm lỗi như mình, còn nếu đã lỡ sa chân thì cố gắng làm lại cuộc đời, cho dù có muộn”, anh L xúc động chia sẻ.
Còn phạm nhân K.Đ.T (SN 1980, ngụ TPHCM), đang chấp hành án tại Phân trại số 2, cho biết, đây là cái Tết thứ 4 trong trại của mình. Anh T phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” với mức án 26 năm tù giam.
Anh T chia sẻ: “Bây giờ cũng phần nào quen với cái Tết không ở cạnh gia đình chứ lần đầu tiên Tết trong Trại lúc đó thấy cô đơn, buồn nhiều lắm. Không biết mọi người ở bên ngoài thế nào, làm gì, khi mất đi sự tự do mình mới thấy hối hận nhiều hơn nữa vì đã gây ra việc sai trái”.
Để phạm nhân cũng có Tết
Theo Giám thị Trại giam Kênh 7, từ đầu tháng 12 âm lịch, các cán bộ, phạm nhân đã cùng nhau chuẩn bị tết. Trại tổ chức nhiều hoạt động thể thao, các trò chơi dân gian, gói bánh tét... tạo nên không khí đón tết vui tươi cho phạm nhân. Đây cũng là chính sách nhân đạo, khoan hồng cho phạm nhân được Đảng, Nhà nước quan tâm thực hiện.
Phạm nhân N.T.B đã 9 lần đón tết trong trại giam chia sẻ: “Vào lúc giao thừa, Ban Giám thị cùng cán bộ quản giáo đến từng phân trại thăm hỏi, động viên, giúp chúng tôi xóa dần mặc cảm, tự ti. Chúng tôi cùng nhau ăn liên hoan trong phòng với bánh mứt, được ca hát nên thấy phần nào giảm bớt nỗi nhớ nhà”.
Đại tá Lê Thế Tý - Giám thị Trại giam Kênh 7 - cho biết: Tết Nguyên đán phạm nhân được nghỉ 4 ngày, tiêu chuẩn giá trị bữa ăn gấp 5 lần ngày thường. Ban Giám thị còn tặng mỗi Đội phạm nhân 1 suất quà trị giá 1 triệu đồng nhằm động viên tinh thần.
“Những phạm nhân không có người nhà đến thăm nuôi, trại giam trích từ Quỹ Tấm lòng vàng hỗ trợ mỗi phạm nhân 200.000 đồng, động viên họ cố gắng cải tạo tốt và đón tết vui vẻ. Ngoài ra, chúng tôi công khai bình xét giảm thời hạn chấp hành án tù; tổ chức công bố quyết định giảm án, tha tù trước thời hạn với những phạm nhân cải tạo tốt để họ kịp về đón Tết, đoàn tụ với gia đình”, Đại tá Lê Thế Tý cho biết.
Mong làm lại cuộc đời
Đại tá Lê Thế Tý cũng chia sẻ, Tết là thời gian cao điểm của đơn vị bởi đây là khoảnh khắc nhạy cảm, dễ xúc động của các phạm nhân. Vì vậy, cán bộ quản giáo vừa phải kiểm soát phạm nhân vừa quan tâm, gần gũi hơn để họ không mặc cảm.
Thượng tá Đinh Thị Thanh Khiết – Đội trưởng Đội Giáo dục, hồ sơ (Trại Giam Kênh 7) - chia sẻ: “Tổ chức cho phạm nhân một cái Tết ấm áp, vui vẻ cũng là cách giúp họ sớm hoàn lương. Tết càng ấm áp càng có ý nghĩa trong việc đánh thức nỗi khát khao đoàn tụ gia đình trong mỗi phạm nhân. Họ hi vọng, họ cũng có niềm tin nếu cải tạo tốt sẽ sớm về đón Tết ở nhà”.
Bữa cơm ngày tết trong Trại cũng có bánh tét, thịt kho, dưa cải, củ kiệu... chỉ có điều nó mang nhiều nỗi niềm ưu tư. Bên trong song sắt, ngoài những con người lầm lỗi đang ăn năn, hối hận còn có sự đóng góp không nhỏ cán bộ, chiến sĩ Trại Giam Kênh 7. Họ đang đang hết mình để đánh thức phần thiện lương trong mỗi phạm nhân, để họ thật sự muốn quay đầu, muốn hoàn lương làm lại cuộc đời, dẫu có muộn vẫn là một người tốt sau khi sửa chữa lỗi lầm.
Mưa mới 15 phút, hàng 'đống đống' rác từ con rạch ngang đường Tô Ngọc Vân (TP Thủ Đức) đã trồi lên đầy đường, người dân phải hì hục dọn vì lo ngập sâu.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Cao Bằng, tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Mông Viết Thái, hiện là Phó Chủ tịch UBND phường Sông Bằng về tội lợi dụng chức vụ.
Hơn 6 thập niên đã trôi qua, “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đã trở thành truyền thống, tập quán, một nét đẹp văn hóa, một phong trào quần chúng sâu rộng mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.
Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến ĐT 601 dài hơn 35,68km thuộc địa phận huyện Hòa Vang, Đà Nẵng có hạn chót phải hoàn thành vào cuối tháng 4/2023 nhưng đến nay vẫn dang dở, đặc biệt đoạn qua các thôn Hưởng Phước, Quan Nam 3, Quan Nam 4, xã Hòa Liên còn nham nhở vì vướng mặt bằng. Ghi nhận của PV VTC News ngày 23/10, tại đoạn qua thôn Quan Nam 3, mặt đường mới chỉ được đơn vị thi công lu lèn đá cấp phối, qua nhiều ngày mưa lớn tạo thành những 'ổ gà',...
Công an các tỉnh Đồng Nai, Trà Vinh và Tiền Giang trong tuần qua đã có buổi công bố quyết định bổ nhiệm điều tra viên cấp xã, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra.
Trên nhiều tuyến đường, giao lộ, biển báo giao thông được lắp dày đặc khiến người đi đường hoa mắt.
Bệnh nhân nam 59 tuổi nhập viện tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng sốt kèm lạnh run, đau mỏi toàn thân, thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng kích thích, la hét.
Cụ bà Phan Thị Cấu (93 tuổi, vợ của thầy giáo Lê Đức Giảng) chia sẻ, cụ rất đau buồn khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng-người học trò cũ của chồng mình, từ trần: “Thương lắm! Ông Trọng là người rất tình cảm!”.
Ông Trần Quí Thanh cho rằng mức án 8 năm tù mà cấp sơ thẩm tuyên 'có phần nghiêm khắc' nên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.