TPO - Nhiều năm qua, việc xây dựng, lấn chiếm tại khu vực bảo vệ của di tích Gò Đống Thây (quận Thanh Xuân, Hà Nội) không bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý dẫn đến việc thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Tu bổ tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây bị ảnh hưởng.
UBND phường Thanh Xuân Trung vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền thực hiện cưỡng chế thu hồi đất GPMB thực hiện dự án Tu bổ tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây.
Tại hội nghị, ông Lê Hồng Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, qua quá trình thực hiện từ 2021 đến nay người dân đang kiến nghị ở 4 nhóm vấn đề. Thứ nhất liên quan đến di tích lịch sử Gò Đống Thây, 1990 Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch công nhận di tích nhưng không xác định ranh giới. Thứ hai là ý kiến về quy trình căn cứ pháp lý để quận Thanh Xuân phê duyệt dự án đầu tư thực hiện đầu tư dự án. Thứ ba người dân kiến nghị quy trình, quy định về bồi thường GPMB của UBND quận, UBND phường. Thứ tư là chế độ chính sách bồi thường.
Theo lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân, thời gian qua quận đã ban hành nhiều quyết định giải quyết khiếu nại của người dân, đồng thời tổ chức nhiều buổi đối thoại liên quan đến ý kiến của người dân. Ngoài ra Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã thụ lý đơn của 10 hộ dân đã khởi kiện ra tòa. Trong tuần, Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ tổ chức đối thoại.
Tiền Phong Nhà tạm, nhà kiên cố xây dựng quanh khu vực di tích Gò Đống Thây 1 |
Nhà tạm, nhà kiên cố xây dựng quanh khu vực di tích Gò Đống Thây |
Thông tin về dự án, ông Thắng cho biết, trong đơn khiếu nại, kiến nghị, người dân có nêu đã ăn ở tại khu vực từ những năm 60, 70, có hộ sinh sống 3, 4 đời. Tuy nhiên, quận đã rà soát từ bản đồ địa chính đo vẽ năm 1994 tỷ lệ 1/200 bàn giao năm 1996; bản đồ QH-1 năm 1996 của Ban quản lý di tích và Danh thắng; Bản đồ hiện trạng năm 1998 của Bộ tư lệnh Quân khu 3; Bản đồ hiện trạng năm 2008 do Công ty TNHH Nhà nước MTV Địa chính Hà Nội lập năm 2008... Căn cứ hồ sơ hiện có thì thông tin các hộ dân sinh sống tại khu vực dự án trước năm 1993 là không có.
Về việc hàng chục công trình kiên cố xuất hiện quanh khu vực bảo vệ của di tích Gò Đống Thây nhưng không bị cơ quan chức năng xử lý, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, nguyên nhân do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương. Năm 2016, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành kết luận thanh tra việc thực hiện quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại khu di tích Gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Tiền Phong Đoàn Thanh tra quận Thanh Xuân xác định nhiều sai phạm liên quan đến cán bộ lãnh đạo Đội Thanh tra xây dựng và UBND phường Thanh Xuân Trung 1 |
Đoàn Thanh tra quận Thanh Xuân xác định nhiều sai phạm liên quan đến cán bộ lãnh đạo Đội Thanh tra xây dựng và UBND phường Thanh Xuân Trung |
Đoàn thanh tra xác định, việc xây dựng trái phép tại khu vực Gò Đống Thây diễn ra trong một thời gian dài: Từ năm 2008 đến 2016 có 189 công trình (phát sinh 93 công trình). Riêng khu vực khoanh vùng thực hiện dự án có 132 công trình (phát sinh 11 công trình lấn chiếm xây dựng mới, 31 công trình nâng tầng). Trách nhiệm thuộc về bà Trần Thị Thanh Bình - Chủ tịch UBND phường từ 2012-2014; ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch UBND phường từ 2014 - 2016; ông Trịnh Bá Uy - Chánh Thanh tra xây dựng thời điểm năm 2012; ông Trần Trọng Khang - Chánh Thanh tra xây dựng; Đội trưởng Đội thanh tra xây dựng từ 2013-2016...
Khu vực gò Đống Thây xưa thuộc cánh đồng làng Cự Chính - Nhân Mục, có tên nôm là Kẻ Mọc gồm 12 làng, sau này còn có tên chữ là Nhân Mục. Cuối năm 1426, trong những trận đánh nhằm bao vây, giải phóng thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay) khỏi ách đô hộ của quân Minh, nghĩa quân Lam Sơn (Thanh Hóa) của Lê Lợi đã có những trận đánh mở màn thắng lợi tại cầu Nhân Mục, tiêu diệt được lực lượng lớn quân Minh đóng tại đây.
Sau va chạm xe máy, chị L.T.T.P. ngất xỉu, co giật do tụt canxi. May mắn thời điểm này hai cán bộ Cảnh sát giao thông huyện Bình Chánh, TP.HCM kịp thời phát hiện và đưa đi cấp cứu.
Khu đất rộng khoảng 3.000m² ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM hiện có hàng trăm huyệt mộ bên trên, người dân lo ngại an toàn nguồn nước và vệ sinh môi trường.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa trao học bổng đợt 1 cho 28 sinh viên vượt khó học tập tốt năm học 2023 –...
Có nên khoe điểm, giấy khen của con lên mạng xã hội? Có hai con đang ở bậc trung học cơ sở, chị Trần Thị Thuỳ Linh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, thành tích học tập nên là chuyện riêng tư của học sinh và gia đình, không nên đưa lên mạng xã hội bàn tán, khoe khoang. Chị không tán thành việc công khai thành tích của con lên mạng xã hội. Thành tích của con hay của cha mẹ? Theo chị Linh, nhiều phụ huynh thường quan tâm tới cảm xúc của bản thân hơn...
Doanh nghiệp bị phạt 90 triệu đồng vì đưa linh vật rồng khổng lồ ở đường hoa Nguyễn Huệ ở TP HCM lên lắp đặt ở Đà Lạt nhưng không xin phép.
Quảng Trị - Công an thị xã Quảng Trị vào cuộc tìm hiểu sau khi nhận được thông tin một người phụ nữ bị chồng cũ đánh nhập viện.
Ngày 19/5, tại Trường Tiểu học Dương Văn Lịch (huyện Nhà Bè, TPHCM), Thành Đoàn TPHCM, Hội LHTN Việt Nam TPHCM phối hợp với các đơn vị tổ chức khánh thành và bàn giao hệ thống lọc nước RO. Đây là 1 trong 5 trường tiểu học, trung học cơ sở còn khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất trên địa bàn TPHCM được bàn giao máy lọc nước dịp này.
Công an huyện Sóc Sơn phối hợp với đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hà Nội điều tra làm rõ nguyên nhân vụ bé trai 3 tuổi tử vong trên địa bàn, xảy ra vào ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Tám bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án gồm: Đinh Văn Hữu (sinh năm 1962), Giám đốc Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Điện Biên; Nguyễn Văn Kiên (sinh năm 1963), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên; Trịnh Mạnh Cường (sinh năm 1971), Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên; Nguyễn Quang Tuyến (sinh năm 1972), Phó Giám đốc Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Điện Biên; Võ Thúc Chính (sinh...