Cuồng khoe giấy khen: 'Đừng vì vài lượt like mà con phải chịu búa rìu dư luận'

09:30 04/06/2024
Có nên khoe điểm, giấy khen của con lên mạng xã hội?

Có hai con đang ở bậc trung học cơ sở, chị Trần Thị Thuỳ Linh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, thành tích học tập nên là chuyện riêng tư của học sinh và gia đình, không nên đưa lên mạng xã hội bàn tán, khoe khoang. Chị không tán thành việc công khai thành tích của con lên mạng xã hội.

Thành tích của con hay của cha mẹ?

Theo chị Linh, nhiều phụ huynh thường quan tâm tới cảm xúc của bản thân hơn là để ý con cái phản ứng thế nào khi bảng thành tích học tập được công khai trên mạng xã hội. Việc đăng tải giấy khen, bảng điểm của con là hành động thiếu tế nhị, vô tình tạo áp lực cho phụ huynh, học sinh khác cũng như chính bản thân con mình nếu không đạt kết quả học tập như ý.

"Các phụ huynh không nên chỉ vì phút bốc đồng, ham vài lượt like, thả tim, rồi tung hô ảo mà đẩy con cái vào bẫy hứng búa rìu dư luận. Chỉ vì một bài đăng tải khoe thành tích, biết đâu đó, con bạn đang trở thành tâm điểm so sánh, soi mói hay bêu rếu của vài người nào đó trên mạng xã hội", chị Linh nói.

Vị phụ huynh này cũng thẳng thắn cho biết, những ngày qua hễ thấy ai khoe thành tích, giấy khen hay bảng điểm của con trên mạng xã hội là đều chặn theo dõi, thậm chí xoá kết bạn. Chị không muốn vì những thành tích ảo, lời khoe ảo trên mạng xã hội ảnh hưởng đến tâm lý, "một lúc nào đó lại vô tình trở thành áp lực của bản thân, mang con cái ra để so sánh với con nhà người ta".

Sau lễ tổng kết, phụ huynh lại rần rần khoe thành tích của con trên mạng xã hội. (Ảnh minh hoạ)

Anh Phạm Quang Trường (Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng: "Không ai cấm phụ huynh tự hào về thành tích của con. Con cái dù học kém tất cả các môn, chỉ môn Thể dục đạt loại giỏi, chúng ta vẫn hoàn toàn có quyền tự hào, dành lời khen, tạo động lực cho con phát huy".

Suốt 12 năm con đạt học sinh xuất sắc, dành nhiều giải cao trong các cuộc thi, nhưng anh Trường chưa một lần khoe con trên mạng xã hội. Anh không muốn biến giấy khen của con thành “giấy khoe”, vì đó là thành tích của con không phải cha mẹ.

Nam phụ huynh nêu quan điểm, trước khi đưa những thành tích, giấy khen đó lên mạng xã hội, phụ huynh cần trả lời câu hỏi "có đáng không, có cần thiết không và có hậu quả gì không?"

Chưa kể, việc khoe con trên mạng xã hội cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn không gian mạng, khi thông tin của con trẻ được phơi bày công khai.

Với gia đình anh Trường, việc dạy con biết cách khiêm nhường, biết định vị đúng bản thân là điều quan trọng hơn việc đua nhau ở bảng điểm, thành tích học tập.

Cẩn trọng khi khoe con trên mạng xã hội

TS Hồ Lâm Giang, chuyên gia tâm lý giáo dục, trưởng ban cố vấn giáo dục Happy Teen nhận định, việc cuồng khoe thành tích của học sinh trên mạng xã hội xuất phát từ tâm lý phụ huynh cảm thấy tự hào, muốn lan tỏa niềm vui để nhận về sự khen ngợi của mọi người dành cho con và gia đình.

"Việc công khai điểm số và thành tích của học sinh lên mạng xã hội dễ làm nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực, cả người đăng tải cũng như người tiếp nhận thông tin”, TS Giang nhận định.

Ở người đăng tải thông tin, việc khoe con giỏi giang ban đầu sẽ khiến phụ huynh và con cảm thấy tự hào vì được ngưỡng mộ. Tuy nhiên, đó cũng chính là cái "bẫy" của thành tích và hậu quả mang lại vô cùng lớn. Cha mẹ sẽ không thể chấp nhận việc con học thụt lùi, không muốn đánh mất sự danh giá đã đạt được. Từ đó, bằng mọi cách buộc con phải duy trì và phát huy thành tích.

Ở người tiếp nhận thông tin, khi so sánh thấy con mình không bằng con nhà người ta sẽ rất dễ chạnh lòng và có suy nghĩ gia đình mình không giỏi giáo dục. Nguồn cơ của sự bực bội, khó chịu cũng từ đây mà ra, vô tình tạo áp lực không đáng có cho học sinh, thậm chí cho cả đại gia đình.

Việc các phụ huynh liên tục khoe thành tích học tập của con trên mạng xã hội có thể gây ra nhiều hệ luỵ không đáng có cho con trẻ. (Ảnh minh họa).

Theo TS Hồ Lâm Giang, dưới áp lực từ phụ huynh, con vẫn sẽ phấn đấu để có thành tích, để được "khen" và được "khoe" chứ không phải vì mục tiêu tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Việc học của con sẽ dần mất đi ý nghĩa.

Việc khen con quá đà, một chiều cũng gây cho bố mẹ và con những ảo tưởng về sự toàn năng, toàn diện của mình. Từ đó con khó có thể chấp nhận về sự thất bại của mình, bố mẹ cũng khó chấp nhận sự không hoàn hảo của con. Về lâu dài có thể hình thành tâm lý đổ lỗi: Con không làm được bài là do đề khó, con bị điểm kém là vì cô giáo trù dập hay tương lai con không thành công là do không gặp thời, sếp không biết trọng dụng.

Tư tưởng khoe bảng thành tích học tập toàn diện vô tình gạt những em học lệch, học không đều sang nhóm yếu kém. Có rất nhiều cách để động viên và ghi nhận thành tích học tập của con, phụ huynh không nên quá lạm dụng mạng xã hội để khoe rầm rộ như hiện nay bởi đó là một trong những lý do khiến bệnh thành tích tồn tại dai dẳng.

"Chúng ta đang cố gắng xoá bỏ bệnh thành tích và theo tôi phải xuất phát từ việc nhỏ nhất. Đó là việc dừng khoe quá đà điểm số, bằng khen của con trên mạng xã hội", TS Giang nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm
Điện lực Hà Nội trao giải cuộc thi Thơ - Ảnh xuân năm 2023

Điện lực Hà Nội trao giải cuộc thi Thơ - Ảnh xuân năm 2023

17:00 01/03/2023

Công đoàn Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVNHANOI) vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Thơ - Ảnh xuân năm 2023 với chủ đề...

Công an TP.HCM tiếp tục điều tra các tài khoản câu 'like' vụ Nguyễn Phương Hằng

Công an TP.HCM tiếp tục điều tra các tài khoản câu 'like' vụ Nguyễn Phương Hằng

00:20 26/07/2023

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với bị can Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi, là luật sư, nhà báo), và bị can Trần Văn Sỹ (luật sư). Theo kết luận điều tra, đối với các đối tượng có hành vi sử dụng các tài khoản Facebook và YouTube để đăng bài, đưa tin, chia sẻ thông tin sai sự thật về bà Nguyễn Phương Hằng, ông...

Để dân 'sống lậu' 30 năm trên quê hương mình, chính quyền không thể vô can

Để dân 'sống lậu' 30 năm trên quê hương mình, chính quyền không thể vô can

13:40 09/06/2023

Gần 4.000 người dân ở Lâm Đồng đã dựng nhà sinh sống, sản xuất tại chỗ bao đời nay, nhưng phần đất đó lại thuộc địa giới hành chính của...

Phát hiện vật giống chân người bị cắt rời trong hồ Tuyền Lâm Đà Lạt

Phát hiện vật giống chân người bị cắt rời trong hồ Tuyền Lâm Đà Lạt

15:30 01/06/2024

Một vật giống chân người cắt rời đã bị phân hủy được phát hiện trên đường Hoa Hồng, trong Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt).

Người dân lòng hồ Hòa Bình đổi đời từ nghề nuôi cá

Người dân lòng hồ Hòa Bình đổi đời từ nghề nuôi cá

13:20 09/01/2024

Nghề đánh bắt, nuôi cá lồng đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn người dân, người lao động trên vùng hồ Hoà Bình. Với thu nhập ổn định, cuộc...

Bới tung 20 tấn rác tìm hơn 1 cây vàng trả cho người dân

Bới tung 20 tấn rác tìm hơn 1 cây vàng trả cho người dân

06:00 22/03/2023

Biết tin người dân bỏ quên hơn một cây vàng trong thùng rác, Nhà máy xử lý và tái chế rác Đa Lộc ở tỉnh Bình Thuận đã huy động nhân viên lục tìm từng bao rác để tìm tài sản trả lại cho khổ chủ.

Lặn bắt cá, người đàn ông mắc kẹt trong ống cống tử vong

Lặn bắt cá, người đàn ông mắc kẹt trong ống cống tử vong

11:20 01/09/2023

Tuyên Quang - Trong lúc lặn bắt cá, anh C.V.Đ (trú tại xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình) bị đuối nước và mắc kẹt trong ống cống dẫn đến tử...

Nhiều bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát kháng cáo

Nhiều bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát kháng cáo

21:30 04/05/2024

TPHCM - Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát , Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có...

Phương án vận tải bố trí thế nào khi Sân bay Điện Biên đóng cửa?

Phương án vận tải bố trí thế nào khi Sân bay Điện Biên đóng cửa?

07:30 05/04/2023

Điện Biên - Chỉ còn 10 ngày nữa Sân bay Điện Biên sẽ chính thức đóng cửa, vậy các phương án vận tải hành khách sẽ được bố trí như...

Co loi xay ra
Co loi xay ra