Cà Mau - Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp trường lớp, tỉnh Cà Mau hiện còn đến 33% trường lớp bán kiên cố.
Ngày 14.8, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết, sau 3 năm sắp xếp trường lớp, toàn tỉnh đã xoá 67 điểm trường lẻ, học nhờ từ cấp mầm non đến phổ thông. Trong đó, xóa 43 điểm học nhờ, 1 điểm lẻ bậc học mầm non; xóa 22 điểm trường tiểu học ở các huyện, thành phố; xóa 1 điểm lẻ Trường THCS Tân Lộc Đông (điểm Ban Can) thuộc Phòng GDĐT huyện Thới Bình.
Đối với cấp THPT, đã thực hiện đúng theo lộ trình của Đề án. Cụ thể, đã ghép điểm Trường THCS Lê Hoàng Thá vào Trường THPT Tân Bằng thành Trường THCS-THPT Tân Bằng; chuyển Trường THCS Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi thành Trường THCS-THPT Nguyễn Huân, trực thuộc Sở GDĐT.
Hiện nay, toàn tỉnh Cà Mau có tổng số 499 trường từ cấp mầm non đến phổ thông. Trong đó, mầm non 133 trường (14 trường ngoài công lập); tiểu học 219 trường (1 trường ngoài công lập); THCS có 114 trường và THPT có 33 trường (1 trường ngoài công lập).
Qua 3 năm sắp xếp cơ sở vật chất các điểm trường chính được đầu tư kiên cố, khang trang; trang thiết bị dạy và học được trang bị khá đầy đủ và hiện đại hơn. Hiện tổng số có 6.743 phòng học; trong đó, phòng học kiên cố chiếm tỷ lệ 66,61%; phòng học bán kiên cố 33,38%.
Tuy nhiên, phần lớn các trường có dạy 2 buổi/ngày còn thiếu phòng học; một số điểm trường lẻ cách xa điểm trường chính và các trường lân cận, số lượng học sinh đông, theo nhu cầu của phụ huynh học sinh nên chưa thể thực hiện xóa như theo Đề án.
Kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng yêu cầu; một số trường quỹ đất hẹp, không đủ điều kiện để mở rộng đầu tư xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng; giao thông đi lại một số xã còn khó khăn. Đặc biệt, còn một số xã, phường chưa có trường THCS.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân đề nghị tiếp tục rà soát, sắp xếp trường lớp các cấp học phù hợp, đồng bộ, liên thông, phát huy thiết chế giáo dục. Nghiên cứu chính sách, cơ chế giáo dục, nhất là giáo dục mầm non; chính sách thu hút, hỗ trợ cho giáo viên, nhất là giáo viên ở vùng sâu, vùng xa.
Trong năm học mới 2023-2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị quan tâm vấn đề đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; các địa phương cần đánh giá lại khả năng đáp ứng dạy và học. Cần mời chuyên gia, người có kinh nghiệm để hướng dẫn chuyên môn, nâng cao trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, của ngành và yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, lan toả giá trị tích cực, hiệu quả của Đề án.
Hamas cáo buộc Israel tập kích dữ dội quanh một số bệnh viện ở phía bắc Dải Gaza, không lâu sau khi hệ thống liên lạc trong khu vực bị cắt.
Hà Nội dự kiến mức học phí phổ thông bằng năm ngoái, nhưng dừng chính sách hỗ trợ nên số tiền thực đóng của phụ huynh ở một số bậc học sẽ tăng gần gấp đôi.
Trong bối cảnh các trường đại học 'nói không' hoặc tăng tiêu chí phụ với phương án xét học bạ THPT năm 2024, nhiều thí sinh quyết định chuyển hướng.
Sau khi phong tỏa tạm khu vực đường có chiếc vali “lạ”, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xác định bên trong chỉ chứa bún khô và rác.
Một số trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An lâm vào tình trạng thiếu giáo viên đầu năm học, dẫn đến học sinh thiệt thòi quyền lợi.
Các trường đại học trên cả nước đã thông tin về thời gian công bố điểm chuẩn năm 2023.
Ngày 17.6, hơn 4.112 học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Theo cập nhật của Lao Động, hiện cả nước có 42 trường đại học sử dụng chứng chỉ IELTS để tuyển sinh năm 2023.
Điểm chuẩn học bạ của các trường đại học, học viện trên cả nước được Báo Lao Động cập nhật nhanh chóng, chính xác nhất.