Hà Nội dự kiến mức học phí phổ thông bằng năm ngoái, nhưng dừng chính sách hỗ trợ nên số tiền thực đóng của phụ huynh ở một số bậc học sẽ tăng gần gấp đôi.
Theo Dự thảo Nghị quyết về học phí năm học 2023-2024 của Hà Nội công bố ngày 15/5, học phí với học sinh vùng thành thị là 300.000 đồng một tháng, áp dụng với mọi cấp học; vùng nông thôn 100.000-200.000 đồng, vùng dân tộc thiểu số 50.000-100.000 đồng.
Thực tế, mức dự kiến này bằng với khung học phí đã được Hà Nội áp dụng năm 2022. So với mức thu 19.000-217.000 đồng của năm 2021, học phí một số bậc học tăng gần gấp đôi.
Tuy nhiên, thời điểm đó, đánh giá đời sống người dân còn khó khăn sau hai năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Hà Nội đã chi ngân sách khoảng 1.133 tỷ đồng để cấp bù phần chênh lệch và hỗ trợ 50% học phí. Do đó, số tiền thực đóng của phụ huynh năm học 2022-2023 không tăng so với trước.
Với việc Hà Nội dự kiến giữ ổn định khung học phí và không tiếp tục chính sách hỗ trợ, trong năm học tới, phụ huynh sẽ phải đóng nhiều tiền hơn.
Cụ thể, người có con học THPT ở các xã miền núi đóng học phí 100.000 đồng một tháng, tăng hơn bốn lần so với mức cũ là 24.000 đồng. Cũng ở khu vực này, các bậc mầm non, THCS có mức đóng tăng khoảng hai lần, từ 19.000-24.000 đồng lên 50.000 đồng. Tương tự, phụ huynh có con học mầm non và THCS ở nội thành sẽ phải đóng học phí gần gấp đôi, từ 155.000 đồng lên 300.000 đồng một tháng.
Tiểu học được miễn học phí. Việc quy định mức học phí với bậc này là căn cứ để quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học.
Học phí (đơn vị: đồng/học sinh/tháng) dự kiến với các cấp học ở Hà Nội từ năm 2023-2024 như sau:
Vùng | Mầm non | Tiểu học | THCS | THPT |
Thành thị (phường, thị trấn) | 300.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 |
Nông thôn (xã, trừ xã miền núi) | 100.000 | 100.000 | 100.000 | 200.000 |
Dân tộc thiểu số và miền núi (các xã miền núi) | 50.000 | 50.000 | 50.000 | 100.000 |
Cùng ngày, Hà Nội cũng công bố dự thảo Nghị quyết về mức trần học phí với các trường công lập chất lượng cao năm học tới. Khung này không thay đổi so với năm ngoái.
Dựa vào mức trần và cơ sở vật chất của đơn vị, điều kiện kinh tế của địa phương, các trường xây dựng mức học phí cụ thể. Hiện, Hà Nội có khoảng 20 trường chất lượng cao từ mầm non tới phổ thông. Những trường này có quy định riêng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sĩ số lớp 30-35 học sinh và phải tự đảm bảo chi thường xuyên (tiền lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...).
Mức trần học phí với các trường chất lượng cao như sau (đơn vị: đồng/học sinh/tháng):
TT | Trường công lập chất lượng cao | Mức trần học phí năm học 2023-2024 |
1 | Mầm non | 5.100.000 |
2 | Tiểu học | 5.900.000 |
3 | THCS | 5.300.000 |
4 | THPT | 6.100.000 |
Cả hai dự thảo Nghị quyết đều quy định nếu học trực tuyến, các trường thu 75% mức học phí theo mức đã ban hành. Nếu học trực tiếp và trực tuyến trong cùng tháng, hình thức nào được áp dụng từ 14 ngày trở lên thì thu học phí theo hình thức đó. Tổng số tháng thu học phí trong năm không vượt quá 9.
Hai dự thảo Nghị quyết được lấy ý kiến từ 15/5, dự kiến trình HĐND thành phố Hà Nội vào tháng 9.
Lộ trình tăng học phí ở các cấp học đã được đề ra từ năm 2021, theo Nghị định 81 của Chính phủ. Theo đó, ở bậc mầm non và phổ thông, học phí khu vực thành thị dao động 300.000-650.000 đồng; khu vực nông thôn 100.000-330.000 đồng; vùng miền núi và dân tộc thiểu số là từ 50.000 đến 220.000 đồng một tháng. So với mức trước đó (năm 2015), các mức trên tăng 2-5 lần.
Sau khi dừng áp dụng khung học phí mới do ảnh hưởng của Covid-19, các địa phương đang xem xét tăng trở lại từ năm học tới.
Hôm 10/5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá kỹ tác động để có chính sách học phí phù hợp với khả năng đóng góp, chi trả của người dân; đồng thời có chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn, yếu thế để không làm ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục của nhóm này.
Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục sẽ không giảm, nhưng không cào bằng, dàn trải. Với việc thúc đẩy tự chủ, xã hội hoá ở những địa bàn thuận lợi, ngân sách nhà nước tập trung cho học sinh thuộc diện chính sách, khó khăn, yếu thế.
Thanh Hằng
Chiều 11-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo đội CSGT số 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ tài xế lùi xe ô tô bỏ chạy khi bị kiểm tra nồng độ cồn. Hiện công an đang truy tìm tài xế.
Đi làm về khuya, anh Nguyễn Văn Diệp phát hiện Huỳnh Tấn Duy đốt nhà bên cạnh có 7 người đang ngủ nên tìm mọi cách ngăn chặn, cứu nguy cả xóm.
Cảm thấy tự tin khi nói 'Không' có thể giúp mọi người đặt ra ranh giới rõ ràng và nhất quán trong các mối quan hệ của mình.
Lũ lụt khiến hơn 12.000 gia đình phải đi sơ tán tại vùng Somali trong khi lực lượng cứu hộ gặp nhiều khó khăn khi nỗ lực tiếp cận với các hộ gia đình bị ảnh hưởng.
Dù không được cảnh báo, người dân vùng rốn lũ Mẹ Suốt, quận Liên Chiểu, phải sơ tán trong đêm do nước lũ đổ về ngập sâu đến 1 mét.
Đặng Quốc Vinh, thủ khoa ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội, luôn đạt điểm 10 Toán suốt ba năm THPT.
Thí sinh mất 25-50% điểm nếu nhìn hoặc cho bạn chép bài, bị cho 0 điểm khi chép bài từ tài liệu hoặc có chữ viết của hai người trở lên.
Ngoại trưởng Iran cảnh báo nguy cơ Dải Gaza thành 'mồ chôn lính Israel' nếu Tel Aviv quyết định mở chiến dịch tấn công trên bộ vào khu vực này.
Theo ghi nhận của Lao Động đến trưa 16.6, trên cả nước đã có 4 tỉnh, thành công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2024-2025.