Cùng với khủng hoảng khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch, giải quyết đói nghèo, cải cách hệ thống ngân hàng…, đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần này tại Rio de Janeiro, Brazil.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20 |
Trong vai trò Chủ tịch G20 năm 2024, Brazil đã đề xuất đánh thuế tối thiểu 2% mỗi năm đối với khoảng 3.000 người giàu nhất thế giới có tài sản vượt quá một tỷ USD. (Nguồn: Shutterstock) |
Giới siêu giàu đang giàu lên nhanh chóng. Theo con số thống kê, đến hết năm 2023, số lượng thành viên câu lạc bộ siêu giàu thế giới, nơi tụ tập của các cá nhân có tài sản tối thiểu 30 triệu USD, đã tăng thêm 28% chỉ trong vòng bảy năm. Tài sản của 1% người giàu nhất hành tinh cũng tăng thêm 42.000 tỷ USD trong thập kỷ qua, gấp gần 36 lần tổng tài sản của một nửa dân số nghèo trên thế giới.
Nhưng nghịch lý là những người siêu giàu lại đóng thuế ít hơn nhiều so với người bình thường. Tài sản của họ hầu như không bị đánh thuế bởi mức thuế suất thực tế chỉ dao động ở mức 0%-0,5%. Tính ra, trong mỗi USD tiền thuế thu của các tỷ phú, chỉ có chưa tới 8 cent là thuế tài sản.
Đã thế, nhiều tỷ phú còn tìm cách khai thác lỗ hổng trong hệ thống thuế hay chuyển tài sản sang các quốc gia có mức thuế suất thấp hơn để tăng lợi nhuận. Những hành vi như vậy đang tước đi nguồn thu nhập vô cùng cần thiết của các nước, đặc biệt vào thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay.
Trong vai trò Chủ tịch G20 năm 2024, Brazil đã đề xuất đánh thuế tối thiểu 2% mỗi năm đối với khoảng 3.000 người giàu nhất thế giới có tài sản vượt quá một tỷ USD. Theo ước tính, số tiền thu về từ 200-250 tỷ USD/năm sẽ giúp giải quyết các vấn đề như giáo dục, chăm sóc y tế, chống biến đổi khí hậu của thế giới.
Là nơi tập trung gần 80% số lượng tỷ phú toàn cầu, G20 sẽ có tiếng nói quyết định trong kế hoạch đánh thuế người siêu giàu. Nếu sáng kiến này được thông qua tại Rio de Janeiro, đó sẽ là bước đi lịch sử trong nỗ lực giảm thiểu bất bình đẳng trong phát triển trên thế giới.
Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei tuyên bố việc Israel tiêu diệt các chỉ huy hàng đầu của Hezbollah cũng không thể khiến nhóm vũ trang Lebanon này bị khuất phục.
Căng thẳng Hàn - Triều sẽ gia tăng trước loạt động thái đáp trả lẫn nhau xoay quanh bóng bay mang rác, loa tuyên truyền, giới chuyên gia cảnh báo.
Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Morocco cho biết, Hải quân nước này đã giải cứu 141 người di cư khỏi một chiếc thuyền ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương, ngày 18/2.
Nhân dịp Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa cũng như kỳ vọng về những kết quả đạt được sau chuyến thăm.
Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô. Nhà lãnh đạo Mikhail Gorbachev, người được coi là tác giả chính của các sự kiện, đã thực sự giải giáp các loại vũ khí chiếm ưu thế của Liên Xô vào tháng 3/1987. Ông đề nghị cùng Mỹ phá hủy tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mặt đất theo sáng kiến của Liên Xô.
Theo ông Mark Kent, cựu Đại sứ Anh tại Việt Nam, chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho thấy quan hệ hữu nghị cấp cao đặc biệt gần gũi giữa hai nước.
Ông Zelensky nêu thương vong từ các vụ tấn công khắp đất nước, Paris tái khẳng định cam kết với Kiev… là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi các nước Hồi giáo lập liên minh để ứng phó Israel và 'mối đe dọa ngày càng gia tăng từ chủ nghĩa bành trướng'.
Người đứng đầu cơ quan quản lý thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ công tác tìm kiếm và cứu nạn đã kết thúc tại phần lớn các tỉnh, ngoại trừ tỉnh Kahramanmaras và Hatay.