Tên lửa tầm trung quay trở lại?

15:10 12/07/2024

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô. Nhà lãnh đạo Mikhail Gorbachev, người được coi là tác giả chính của các sự kiện, đã thực sự giải giáp các loại vũ khí chiếm ưu thế của Liên Xô vào tháng 3/1987. Ông đề nghị cùng Mỹ phá hủy tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mặt đất theo sáng kiến ​​của Liên Xô.

Tên lửa Oka của Nga
Tên lửa Oka của Nga. (Nguồn: topwar.ru)

“Sự hào phóng”

Trên giấy tờ, mọi thứ đều rất tuyệt: các tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 1000 km (tầm ngắn) và từ 1000 đến 5500 km (tầm trung) đều bị cắt giảm. Phải nói rằng, tên lửa đạn đạo là mối nguy hiểm lớn nhất. Thời gian tiếp cận của những tên lửa như vậy không phải tính bằng hàng chục phút như tên lửa liên lục địa mà chỉ là vài phút. Thực tế đã chứng minh, sự “an toàn” của tên lửa Iskanders ở Ukraine hiện nay cho thấy các hệ thống phòng không hiện đại chưa thể khắc chế được loại tên lửa đạn đạo này.

Quyết định cắt giảm số lượng tên lửa hành trình phóng từ mặt đất tầm xa được đưa ra cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Việc cắt giảm vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ không thành vấn đề nếu hai bên cùng thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp của Hiệp ước Washington (Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn INF), các sự kiện diễn ra không có lợi cho Liên Xô. Điện Kremlin đã ra lệnh tiêu hủy 1.846 tên lửa, còn Nhà Trắng chỉ là 846.

Trường hợp một quốc gia tự nguyện đề nghị xóa bỏ ưu thế quân sự của mình so với đối thủ là trường hợp độc nhất trong lịch sử thế giới. Ông Gorbachev không chỉ đem số lượng tên lửa đi xử lý nhiều gấp đôi so với người Mỹ mà còn làm điều đó với sự “hào phóng”: Liên Xô đã tiêu hủy các sản phẩm này hoàn toàn, còn Hoa Kỳ chỉ đốt cháy động cơ tên lửa. Khi cần, tất cả các tên lửa của Mỹ như Pershing và Tomahawk bị xử lý đều có thể được phục hồi. Người Mỹ không vứt bỏ đầu đạn hạt nhân W85 trên tên lửa Pershing-2 mà sử dụng chúng cho những quả bom rơi tự do.

Tên lửa Iskander của Nga
Tên lửa Iskanders của Nga. (Nguồn: topwar.ru)

Như vậy, tỷ lệ đầu đạn bị cắt giảm là 4:1, không có lợi cho Liên Xô. Điều này là do RSD-10 Pioneer của Liên Xô mang đầu đạn tách biệt với ba đầu đạn hạt nhân, còn các tên lửa của Mỹ mang đầu đạn hạt nhân không phải cắt giảm như vậy.

Thỏa thuận về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết đáng lẽ không chỉ với Mỹ mà còn với toàn bộ khối NATO, nhưng sự việc không phải như vậy. Trong khi Tổng thống Mỹ Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev bắt tay kìm nhau, thì các cường quốc hạt nhân khác như Anh và Pháp có thể dễ dàng cho phép mình trang bị các tên lửa bị cấm.

Sự lùi bước về chính sách đối ngoại to lớn của Liên Xô vẫn chưa dừng lại ở đó. Các chính trị gia phương Tây đã thuyết phục nhà lãnh đạo Gorbachev loại bỏ tên lửa chiến thuật Oka. Tên lửa mới ra lò này vào năm 1987 và không có loại tương tự trên thế giới đã khiến Washington vô cùng lo lắng. Do tầm bắn tối đa 450 km nên loại tên lửa này không nằm trong danh mục đưa vào Hiệp ước Washington, nhưng đối với Tổng bí thư Gorbachev và Ngoại trưởng Shevardnadze, điều này không thành vấn đề.

Nhà ngoại giao Liên Xô Kornienko đã nói về vấn đề này như sau: “Chuyện thế này, trước sự ngạc nhiên thú vị của người Mỹ, tên lửa Oka của chúng ta cháy và bay theo mùi thuốc lá”.

Xa và Gần

Mặc dù người ta có thể gọi các tác giả của quyết định trên đây là thiển cận, nhưng như vậy là hơi quá. Bởi vì người Nga đã nghĩ đến việc tạo ra một tên lửa Lance-2 hiện đại hóa với tầm bay 450–470 km, trong khi loại tên lửa này ở Mỹ chỉ mới thiết kế trên giấy. Những nhà lãnh đạo Liên Xô cho rằng họ sẽ từ bỏ tên lửa Oka của mình và người Mỹ sẽ không đưa loại tên lửa tương tự của họ vào sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, tên lửa của người Nga đã được sản xuất với số lượng hàng trăm chiếc nhưng với tốn phí hơn nhiều. Nhưng đó là chuyện sau này.

Hãy tưởng tượng rằng vào năm 1987, nếu như ông Gorbachev không ký Hiệp ước Washington và không phá hủy các hệ thống tên lửa rất quan trọng đối với quốc phòng vào năm 1991, thì chuyện gì sẽ xảy ra:

Thứ nhất, không cần thiết phải “tái sáng chế” Iskander. Dựa trên tên lửa Oka đã có, một loại tên lửa thậm chí còn tiên tiến hơn sẽ xuất hiện. Theo các tài liệu lưu trữ, ngoài việc loại những tên lửa đã hoàn thiện, các nhà lãnh đạo Liên Xô còn hủy bỏ tất cả tài liệu về chúng.

Tên lửa Persing -1
Tên lửa Persing -1. (Nguồn: topwar.ru)

Iskander, rõ ràng là một tên lửa tốt, nhưng nó gần như được phát triển lại từ đầu, đòi hỏi chi phí đáng kể.

Thứ hai, quân đội Nga hiện không có tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất. Cần phải sử dụng tên lửa hành trình từ tàu sân bay và tàu hải quân (Loại tên lửa hải quân Calibre hoạt động ở khoảng cách 5.500 km), điều này làm giảm đáng kể mức độ ẩn náu.

Tất nhiên, sự an nguy của những hệ thống vận chuyển tên lửa như vậy cũng rất cao, điều này đã được xác nhận nhiều lần trong cuộc xung đột. Khoảng cách giữa miền đông và miền tây Ukraine hơn 1.000 km nên không thể bắn tên lửa đạn đạo từ mặt đất vào một cơ sở quân sự ở vùng Lviv. Còn máy bay cất cánh với tên lửa Kinzhal hoặc X-32, thì kẻ thù lại có thời gian để ẩn náu.

Kết quả là, những hành động theo chủ nghĩa hòa bình của ông Gorbachev đã dẫn đến việc Nga không những không có vũ khí hạt nhân tầm ngắn và tầm trung mà còn không có cả những phương tiện chiến đấu tương đối rẻ tiền trong các cuộc xung đột như ở Ukraine hiện nay.

Vì vậy, việc đưa những tên lửa như Pioneers (loại tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân, được Liên Xô triển khai từ năm 1976 đến năm 1988) trở lại kho vũ khí của Quân đội Nga là điều cấp thiết. Ngoài ra, cần tăng tầm bắn của tên lửa đạn đạo Iskander thêm vài trăm km nữa.

Hệ thống tên lửa tầm trung Pioneer
Hệ thống tên lửa tầm trung Pioneer. (Nguồn: topwar.ru)

Điều này hoàn toàn có thể thực hiện bởi ngày 1/2/2019 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi Hiệp ước Washington, và phía Nga cũng tuyên bố rút lui vào ngay ngày hôm sau (2/2/2019). Tổng thống Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước, trong khi đó Nga đổ lỗi cho NATO đã thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis với các bệ phóng Mk41 có thể phóng tên lửa Tomahawk từ hạm đội hải quân thuộc lãnh thổ Romania và Ba Lan.

Sẽ mất bao lâu để tạo ra tên lửa tầm trung và tầm ngắn mới của Nga? Nếu các cơ sở khoa học hàng đầu Nga tham gia vào thì sẽ mất rất ít thời gian. Các nhà phát triển có thể sửa đổi “Yars” cho phù hợp với nhu cầu của các nhà khoa học tên lửa và điều chỉnh nó cho phạm vi từ 1000 đến 6000 km, còn những phương tiện vận chuyển tên lửa mặt đất này thì không thiếu.

Sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo thuộc lớp này sẽ giúp nó có thể tiếp cận các căn cứ xa xôi nhất của NATO ở châu Âu. Và phương án tấn công tầm xa của Iskander từ Kolomna (thành phố thuộc vùng Moscow) sẽ củng cố thành công ở cự ly gần. Có lẽ khi đó các “đối tác” sẽ chú ý hơn đến “lằn ranh đỏ” của người Nga.

Có thể bạn quan tâm
Nga tuyên bố tập kích cơ sở của an ninh Ukraine

Nga tuyên bố tập kích cơ sở của an ninh Ukraine

19:50 26/03/2024

Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này tấn công nhiều vị trí của cơ quan an ninh Ukraine cùng các trung tâm ra quyết định của đối phương.

Trung Quốc đáp trả tuyên bố chung của Mỹ, Nhật, Hàn ở trại David

Trung Quốc đáp trả tuyên bố chung của Mỹ, Nhật, Hàn ở trại David

19:30 21/08/2023

Trung Quốc cho rằng tuyên bố chung ở trại David của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã bôi nhọ nước này trong nhiều vấn đề.

Hàn Quốc tiếp tục trống ghế Chánh án Tòa án tối cao

Hàn Quốc tiếp tục trống ghế Chánh án Tòa án tối cao

08:30 07/10/2023

Với 175 phiếu chống, 118 thuận và 2 phiếu vắng mặt, vị trí Chánh án Tòa án tối cao của Hàn Quốc sẽ tiếp tục bị bỏ trống kể từ sau khi cựu Chánh án Kim Myung-soo hết nhiệm kỳ vào ngày 24-9 vừa qua.

Tin thế giới 2/1: Nga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính 'chơi lớn' ở Crimea? Tương lai quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc

Tin thế giới 2/1: Nga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính 'chơi lớn' ở Crimea? Tương lai quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc

22:50 02/01/2024

Những 'đòn' ăn miếng trả miếng giữa Nga và Ukraine, vụ va chạm máy bay chết người ở Nhật Bản, tình hình xung đột ở Trung Đông, quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Phái đoàn Liên hợp quốc đến Nagorny-Karabakh lần đầu tiên sau 30 năm

Phái đoàn Liên hợp quốc đến Nagorny-Karabakh lần đầu tiên sau 30 năm

17:10 01/10/2023

Một phái đoàn của Liên hợp quốc đã đến Nagorny-Karabakh vào sáng 1/10 (theo giờ địa phương), với nhiệm vụ chính là đánh giá các nhu cầu nhân đạo.

Hai tàu hàng trúng tên lửa ngoài khơi Yemen

Hai tàu hàng trúng tên lửa ngoài khơi Yemen

11:50 09/06/2024

Hai tàu hàng, trong đó một tàu treo cờ Antigua và Barbuda, quốc gia vùng Caribe, đã bốc cháy sau khi bị trúng tên lửa ngoài khơi Yemen.

Ngoại trưởng Nga: NATO không giải tán là 'sai lầm'

Ngoại trưởng Nga: NATO không giải tán là 'sai lầm'

22:40 29/05/2024

Ngoại trưởng Nga Lavrov dẫn các chuyên gia phương Tây cho rằng NATO phải giải tán sau khi Liên Xô tan rã và việc khối này còn tồn tại là sai lầm.

Liên hợp quốc gia hạn sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon

Liên hợp quốc gia hạn sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon

17:20 01/09/2023

Sau nhiều cuộc bỏ phiếu, cuối cùng, sứ mệnh của lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Lebanon đã được gia hạn một năm.

Mỹ bác tuyên bố 'sớm mệt mỏi vì Ukraine'

Mỹ bác tuyên bố 'sớm mệt mỏi vì Ukraine'

12:30 03/10/2023

Nhà Trắng bác tuyên bố của Điện Kremlin rằng phương Tây sẽ sớm mệt mỏi vì Ukraine, cho rằng ông Putin sai nếu tin Nga trụ lâu hơn.

Co loi xay ra
Co loi xay ra