Giảm còn 2.000 đơn vị hành chính cấp xã
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là việc rất hệ trọng của quốc gia, dân tộc, cũng là việc rất lớn, rất khó, rất phức tạp.
Cùng lúc chúng ta vừa phải thực hiện khối lượng công việc khổng lồ, đồng thời, nhanh và gấp, vừa phải bảo đảm yêu cầu để có thể triển khai ngay nên khối lượng công việc tới đây sẽ rất nhiều.
"Ngày mai Bộ Chính trị họp thống nhất chủ trương, sau đó Đảng ủy Chính phủ sẽ gửi đề án lấy ý kiến của các địa phương và gửi các bộ, ngành để cho ý kiến. Dự kiến khoảng trung tuần tháng 4/2025, Ban Chỉ đạo báo cáo Ban Chấp hành Trung ương", bà Phạm Thị Thanh Trà thông tin.
Nói về việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, hiện nay cấp xã có 10.035 đơn vị, dự kiến sẽ tổ chức lại chỉ còn khoảng 2.000 - "gần như là một huyện nhỏ". Việc này thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có thể làm ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương.
Sau khi Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương được sửa đổi, sẽ kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện.
"Khi đã có đầy đủ cơ sở pháp lý là Hiến pháp sửa đổi, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đặc biệt có cả Nghị quyết thì chúng ta tập trung vào sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh… Sau đó sẽ triển khai các việc liên quan đến đại hội", Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Thống nhất thời điểm dừng mô hình cấp huyện
Thảo luận về kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sắp tới sẽ sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương để quy định về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, phân định rõ nhiệm vụ giữa chính quyền cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh.
Các vấn đề liên quan đến chuyển tiếp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương khi sắp xếp, tổ chức lại thành 2 cấp.
Theo ông Nguyễn Hải Ninh, Bộ Tư pháp sẽ trao đổi với các cơ quan của Quốc hội xem có cần thiết phải xây dựng nghị quyết xử lý một số vấn đề khi tổ chức lại đơn vị hành chính giống như Nghị quyết số 190/2025 của Quốc hội hay không.
"Phương án hoàn hảo nhất, khi sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp ở địa phương thì các bộ phải rà soát những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ mình và đề xuất 1 luật sửa nhiều luật. Một hệ thống pháp luật mà lúc nào cũng dùng nghị quyết mang tính chất xử lý tình huống thì không thực sự ổn lắm. Đây là việc buộc phải làm trong thời gian gấp gáp", Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói.
Chia sẻ với ý kiến của Bộ trưởng Tư pháp nêu, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay, chúng ta đang quy định theo mô hình chính quyền địa phương 3 cấp, trong đó có những lĩnh vực chuyên ngành chính quyền cấp huyện có nhiều thẩm quyền và giải quyết rất nhiều thủ tục hành chính, ví dụ như lĩnh vực đất đai.
Trong kế hoạch chưa thể hiện khi nào chính thức kết thúc mô hình chính quyền huyện, sau khi sáp nhập cấp xã hay đến khi hoàn thành cấp tỉnh. Nếu kết thúc vào 30/6 thì cần thiết phải có Nghị quyết của Quốc hội, trong đó xử lý những vấn đề có tính cấp bách và căn cốt nhất liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
"Đất đai, an sinh xã hội, giáo dục, y tế… những vấn đề này thuộc thẩm quyền của cấp huyện. Trong Luật Đất đai, rất nhiều nội dung phụ thuộc vào cấp huyện, từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện cho đến cấp giấy chứng nhận lần đầu… Nếu giải quyết một luật sửa nhiều luật không thể kịp vào kỳ họp Quốc hội tháng 5 này", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nêu quan điểm.
Kiến nghị ban hành nghị quyết của Quốc hội vào tháng 5 và sửa luật vào tháng 10, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường nhận định: "Nếu vấn đề này không xử lý kịp thời sẽ ách tắc rất lớn, kể cả trong quản lý xã hội lẫn phát triển kinh tế".
Ông Đỗ Đức Duy nói thêm, khi báo cáo Trung ương xong, cần thống nhất thời điểm dừng mô hình chính quyền cấp huyện để Chính phủ chủ động trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn nội dung liên quan.
Đồng tình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy nhất trí sau Hội nghị Trung ương, cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng đề án và triển khai sớm việc sắp xếp.
Với việc bỏ một cấp chính quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhấn mạnh phải có cách xử lý vấn đề phân định lại thẩm quyền trong khi sửa các văn bản pháp luật có liên quan.
"Qua đợt sắp xếp vừa rồi, chúng tôi thấy có những nội dung cần phải quy định rõ hơn. Ví dụ, cái gì phải thay đổi giấy tờ, cái gì không phải thay, cần phải khẳng định rõ. Không nên quy định theo hướng nếu người dân có nhu cầu thì thay đổi", bà góp ý.
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, ngày mai Bộ Chính trị sẽ quyết và có thông báo. Trong đề án Chính phủ trình, có khoảng 1/3 nhiệm vụ của huyện chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống xã - xuống cơ sở. Trong tuần sau, Bộ Chính trị chủ trương lấy ý kiến tất cả các tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương.
Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành, đề nghị các cơ quan, Viện Kiểm sát, Tòa án chủ động đề xuất liên quan đến trình tự, thẩm quyền tố tụng.
Tỉnh ủy An Giang thống nhất không đặt tên xã, phường theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc..., lấy ý kiến dân đặt tên cho phù hợp với truyền thống.
Quảng Ninh - Từng là nỗi ám ảnh về môi trường, bị coi là phế thải, tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện bỗng trở thành món hàng được...
Một người đàn ông ở Tiền Giang phát hiện trên sông Trà Lọt gần nhà mình có một xác chết trôi trong đám lục bình nên trình báo cơ quan công an.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ yêu cầu các thành viên ban chấp hành, ban thường vụ có trách nhiệm giải thích tại cơ quan, đơn vị; người dân có hỏi cũng phải giải thích để tạo sự đồng thuận cao.
Câu chuyện về Hà Quảng Vị bắt đầu lan truyền từ những năm 80, khởi đầu từ lời kể trong làng, sau đó được các báo địa phương, đài truyền hình đua nhau đưa tin. Thậm chí có người còn viết hẳn cuốn sách về Hà Quảng Vị là 'Võ Tòng đương đại: Câu chuyện anh hùng bắt báo Hà Quảng Vị'. Cơ duyên học võ công Hà Quảng Vị sinh năm 1905, tại một làng quê ở Túc Châu, tỉnh An Huy. Gia đình ông cực kỳ nghèo khó, đến mức được học hành và ăn no mặc ấm là một...
Một hệ thống quản lý toàn diện về dạy thêm học thêm tại TP.HCM vừa được ra mắt, chỉ vài tuần sau khi thông tư 29 có hiệu lực. Cổng thông tin này hứa hẹn mang đến sự minh bạch trong quản lý dạy thêm học thêm.
Nghệ An - Công an tỉnh vừa bắt 4 đối tượng liên quan đường dây sản xuất giá đỗ sử dụng hóa chất cấm, với sản lượng lên tới 3.500...
Tiếng Việt khiến nhiều người bối rối khi viết vì các chữ được phát âm giống nhau. Không ít người lúng túng, không biết phải viết 'xuề xoà' hay 'xuề soà' mới đúng chính tả. Từ này ám chỉ người có tính cách sống đơn giản, thoải mái, không quá quan trọng hình thức. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời ở box bình luận bên dưới. Đáp án câu hỏi trước: 'Rảnh rỗi' hay 'rảnh dỗi'? 'Rảnh dỗi' là từ sai chính tả và hoàn toàn không có...
Khoảng 17h30 ngày 21/4, trên quốc lộ 1A đoạn trước cổng khu công nghiệp Hoàng Mai (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) xảy ra vụ ẩu đả giữa nhóm thanh niên xe chở công nhân và nhà xe Nam Quỳnh Anh chạy tuyến Vinh - Hà Nội. Theo thông tin từ nhà xe Nam Quỳnh Anh, trong lúc điều khiển phương tiện, tài xế xe chở công nhân sử dụng điện thoại, mất tập trung nên lấn làn, suýt va chạm vào xe khách Nam Quỳnh Anh. Sau đó, tài xế xe khách Nam Quỳnh Anh đã hạ kính...